Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 14 (có đáp án)
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Lịch sử. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Lịch sử lớp 12 theo từng bài.
Bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Lịch sử lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
Câu 1. Nguyên nhân nào làm cho phong trào ở Nghệ – Tĩnh lên cao?
A. Vì Nghệ – Tĩnh đã lập được chính quyền xô viết.
B. Vì Nghệ – Tĩnh có tổ chức cộng sản và cơ sở đảng khá mạnh.
C. Vì nhân dân ở đây có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.
D. Vì cơ sở công nghiệp Vinh – Bến Thủy ở Nghệ – Tĩnh là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất ở Việt Nam.
Câu 2. Từ ngày 3 đến ngày 7 – 2 – 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?
A. Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Ma Cao (Trung Quốc).
C. Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc).
D. Câu A và B đều đúng.
Câu 3. Điều gì chứng tỏ Cương lĩnh đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là đúng đắn, sáng tạo; thắm đượm tính dân tộc và nhân văn”:
A. Nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đâu.
B. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.
C. Thấy được khả năng liên minh có điệu kiện với giai cấp tư sản dân tộc, khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận giai Ấp, địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 4. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?
A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
Câu 5. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 – 1930
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo.
C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công – nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiêu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”.
Câu 6. Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?
A. Tháng 3 – 1930.
B. Tháng 5 – 1930.
C. Tháng 10 – 1930.
D. Tháng 12 – 1930.
Câu 7. Đối tượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) là
A. phong kiến, đế quốc.
B. đế quốc, tư sản phản cách mạng.
C. thực dân Pháp và tư sản mại bản.
D. đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
Câu 8. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước.
Câu 9. Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lỗi của cách mạng Việt Nam.
D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thăng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 10. Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi, tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo
B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
C. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
D. Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 do Trần Phú khởi thảo.
Câu 11. Chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
A. Từ 2 đến 3 tháng.
B. Từ 3 đến 4 tháng.
C. Từ 4 đến 5 tháng.
D. Từ 5 đến 6 tháng.
Câu 12. Thực dân Pháp đã có những thay đổi gì về chính sách chính trị sau khi dập tắt phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?
A. Thủ tiêu Hội đồng Quản hạt Bắc Kì.
B. Mở rộng Viện Dân biểu Nam Kì cho người Việt.
C. Mở rộng cơ quan lập pháp cấp Kì cho người Việt tham gia.
D. Mở rộng chính quyền cấp tỉnh cho người Việt tham gia.
Câu 13. Từ tháng 5 đến tháng 8 – 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?
A. Ở miền Trung.
B. Ở miền Bắc.
C. Ở miền Nam.
D. Trong cả nước
Câu 14. Tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 15. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam là gì?
A. Đánh đổ phong kiến địa chủ giành ruộng đất cho dân cày.
B. Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc.
C. Đánh để thế lực phong kiến, đánh đổ cách bóc lột theo lối tư bản, thực hành cách mạng thổ địa triệt để và đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp làm cho nhân dân hoàn toàn độc lập.
D. Đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến.
Câu 16. Năm 1930, Nghệ – Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát trù mạnh nhất vì:
A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất.
B. Là quê hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
C. Là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.
D. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm và là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
Câu 17. Các số liệu sau đây; số liệu nào đúng nhất:
A. Riêng trong tháng 5 – 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của nông dân, 8 cuộc đâu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
B. Riêng trong tháng 5 – 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu thanh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
C. Riêng trong tháng 5 – 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
D. Riêng trong tháng 5 – 1030, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân, 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
Câu 18. Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9 – 1930 trở đi phong trào mạng 1930 – 1931 dần dần đạt tới đỉnh cao?
A. Phong trào diễn ra khắp cả nước.
B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh.
C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.
D. Đã thực hiện liên minh công – nông vững chắc.
Câu 19. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công – nông.
B. Thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quân chúng.
C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.
D. Quân chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 20. Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của Quốc tế cộng sản về phong trào Xô-viết Nghệ – Tĩnh : “Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xử Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng … trong cái xứ … nhất là các nước phương Đông”.
A. Quốc tế Cộng sản, thuộc địa.
B. Quốc tế Cộng sản, Đông Dương.
C. Cộng sản, thuộc địa.
D. Cộng sản, Đông Dương.
Câu 21. Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?
A. 1930 – 1931.
B. 1932 – 1955.
C. 1936 – 1939.
D. 1939 – 1945.
Câu 22. Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?
A. Phong trào thực hiện sự liên minh công – nông vững chắc.
B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.
C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.
D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ – Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Câu 23. Lần đầu tiên công nhân, nông dân và quân chúng lao động Đông Dương tỏ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu đương lực lượng của mình.
A. Kéo lá cờ trên chiến hạm Hắc Hải phản đối chính phủ Pháp tấn công nhà máy nước xuyên Việt (1919).
B. Kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 – 1930,
C. Phản đối thực dân Pháp bắt lính người Việt sang tham chiến ở Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
D. Cả 3 ý trên đúng.
Câu 24. Lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và những địa phương khác trong phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Việt Nam là vào thời gian nào?
A. Tháng 2 – 1930.
B. Tháng 2, 3, 4 – 1930.
C. 1 – 5 – 1930.
D. 12 – 9 – 1930.
Câu 25. Trong thời kì cách mạng 1930 – 1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị giam trong nhà tù nào?
A. Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).
B. Nhà tù Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Nhà tù Côn Sơn.
D. Nhà tù Côn Đảo.
Câu 26. Công tác mặt trận được xây dựng thời kỳ cách mạng 1930 – 1931 gọi tên là gì?
A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương
C. Hội phản đế Đông Dương
D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
Câu 27. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập (3 – 2 – 1930) tại Hương Cảng vì nhiều lí do. Lí do nào sau đây là đúng:
A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản.
B. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó.
C. Yêu cầu của Quốc tế Cộng sản.
D. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Câu 28. Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của đồng chí Lê Duẩn: “Không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 – 1931, trong đó công nông đã vung ra nghị lực phi thường của mình thì không thể có cao trào…. ”
A. Những năm 1932 – 1935.
B. Những năm 1936 – 1939.
C. Những năm. 1939 – 1945.
D. Kháng Nhật cứu nước.
Câu 29. Tình hình Đảng Cộng sản Đồng Dương trong năm 1931 – 1932 là :
A. Hoạt động của Đảng hoàn toàn bị tế liệt.
B. Toàn bộ Đảng viên thuộc Xứ uỷ Trung Kì đều bị bắt.
C. Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương đảng đều bị bắt.
D. Hầu hết các uỷ viên BCH Trung ương đảng, Xứ uỷ 3 kì đểu bị bắt.
Câu 30. Phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?
A. Từ tháng 2 đến tháng 4 – 1930.
B. Từ tháng 5 đến tháng 8 – 1930.
C. Từ tháng 9 đến tháng 10 – 130.
D. Từ tháng 1 đến tháng 5 – 1931.
Câu 31. Công nhân không có việc làm, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng, các nghề thủ công bị phá sản nặng nề. Đó là đặc điểm của tình hình xã hội Việt Nam trong thời kì:
A. 1929 – 1930.
B. 1930 – 1931
C.1931 – 1932
D. 1932 – 1933.
Câu 32. Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ – Tĩnh có gần 2 vạn nồng dân tham gia diễn ra ở đâu?
A. Anh Sơn.
B. Hưng Nguyên.
C. Thanh Chương.
D. Can Lộc.
Câu 33. Trước khí thế đấu tranh của quân chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ – Tĩnh bị tan rã, Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lí đời sống của mình đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào?
A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
B. Biểu tình ngày 1 – 5 – 1930 trên toàn quốc.
C. Biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
D. Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân… vào tháng 9 và tháng 10 – 1930.
Câu 34. Hệ thống tổ chức của Đảng đã được phục hồi từ Trung ương đến địa phương khi nào ?
A. Tháng 2/1933.
B. Tháng 4/1934.
C. Tháng 3/1935.
D. Tháng 7/1935.
Câu 35. Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị toàn thể lần thứ nhất vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 2 – 3 – 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).
B. Tháng 10 – 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Tháng 3 – 1935, tại Ma Cao (Trung Quốc).
D. Tháng 10 – 1930, tại Quảng Châu (Trung Quốc)
Câu 36. Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai thắng tay thi hành một loạt chính sách khủng bố cực kì tàn bạo. Các cơ sở của Đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm của lực lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn:
A. 1930 – 1931.
B. 1931 – 1932.
C. 1033 – 1934.
D. 1934 – 1935.
Câu 37. Hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục vào thời gian nào?
A. Đầu năm 1932.
B. Đầu năm 1933.
C. Cuối năm 1935
D. Cuối năm 1934 đầu 1935.
Câu 38. Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?
A. 1 – 5 – 1929
B. 1 – 5 – 1930.
C. 1 – 5 – 1931.
D. 1 – 5 – 1933.
Câu 39. Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
A. Tháng 3 – 1935 ở Ma Cao – Trung Quốc.
B. Tháng 3 – 1935 ở Hương Cảng – Trung Quốc.
C. Tháng 3 – 1935 ở Xiêm – Thái Lan.
D. Tháng 3 – 1935 ở Cao Bằng – Việt Nam.
Xem thêm:
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 15 (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13 (có đáp án)