Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13 (có đáp án)
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Lịch sử. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Lịch sử lớp 12 theo từng bài.
Bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Lịch sử lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
Câu 1. Tháng 6-1925, tại Quảng Châu-Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức
A. Cộng sản đoàn.
B. Hội Liên hiệp thuộc địa.
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu 2. Sự kiện nổi bật diễn ra vào tháng 6-1925 ở Quảng Châu-Trung Quốc là
A. thành lập Tâm tâm xã.
B. thành lập Cộng sản đoàn.
C. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D. thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu 3. Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) là
A. Phạm Hồng Thái.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Đặng Thai Mai.
D. Nguyễn Thái Học.
Câu 4. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập tại
A. Ma Cao-Trung Quốc.
B. Hương Cảng-Trung Quốc.
C. Thượng Hải-Trung Quốc.
D. Quảng Châu-Trung Quốc.
Câu 5. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là
A. Kì bộ.
B. Chi bộ.
C. Tổng bộ.
D. Tổng hội.
Câu 6. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tờ báo
A. Nhành lúa.
B. Tiền phong.
C. Thanh niên.
D. Nhân dân.
Câu 7. Tác phẩm Đường kánh mệnh của Nguyễn Ái Quốc bao gồm
A. bài viết trên báo Sự thật, Đời sống công nhân, Tạp chí thư tín quốc tế.
B. bài viết trên báo Thanh niên, báo Cứu quốc.
C. bài tham luận của Người tại Đại hội Quốc tế Cộng sản.
D. bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu-Trung Quốc.
Câu 8. Địa bàn nào không phải là nơi hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
A. Xiêm.
B. Pháp.
C. Việt Nam.
D. Trung Quốc.
Câu 9. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng
A. vô sản.
B. cải lương.
C. dân chủ tư sản.
D. cộng hoà tư sản.
Câu 10. Hoạt động chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên giai đoạn 1925-1927 là
A. mở rộng, phát triển Hội viên.
B. phát triển các tổ chức cơ sở.
C. kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh.
D. huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
Câu 11. Phong trào “Vô sản hoá” từ cuối năm 1928 có vai trò
A. góp phần huấn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
B. tổ chức quần chúng nhân dân tập dượt đấu tranh cách mạng.
C. đưa cán bộ, hội viên sang Quảng Châu-Trung Quốc học tập.
D. tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân.
Câu 12. Báo Thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh đã trang bị lý luận nào cho cán bộ?
A. Cách mạng vô sản.
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
D. Cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 13. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được coi là
A. tổ chức chính trị của giai cấp tiểu tư sản.
B. tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. tổ chức lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
D. tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 14. Nội dung nào không phải là vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên?
A. Chuẩn bị về tổ chức.
B. Chuẩn bị về tài chính.
C. Chuẩn bị về chính trị tư tưởng.
D. Đào tạo huấn luyện cán bộ cách mạng.
Câu 15. Việt Nam Quốc dân đảng là chính đảng của
A. vô sản.
B. tiểu tư sản.
C. tư sản dân tộc.
D. tư sản mại bản.
Câu 16. Chính đảng đại diện cho tư sản dân tộc Việt Nam là tổ chức
A. Tân Việt Cách mạng đảng.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 17. Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. Tâm tâm xã.
B. Cường học thư xã.
C. Quan hải tùng thư.
D. Nam Đồng thư xã.
Câu 18. Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quốc dân Đảng là lực lượng
A. trí thức tiểu tư sản yêu nước, học sinh, sinh viên.
B. giai cấp công nhân Việt Nam trong các đồn điền.
C. binh lính người Việt được giác ngộ trong quân đội Pháp.
D. đông đảo nhân dân yêu nước, nhất là công nhân, nông dân.
Câu 19. Hoạt động tiêu biểu nhất của Việt Nam Quốc dân Đảng là
A. khởi nghĩa Yên Bái.
B. bất hợp tác với Pháp.
C. ám sát trùm mộ phu Badanh.
D. vận động binh lính khởi nghĩa.
Câu 20. Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng
A. vô sản.
B. cải lương.
C. dân chủ tư sản.
D. cộng hoà tư sản.
Câu 21. Phương pháp cách mạng Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành là
A. hoà bình.
B. bất hợp tác.
C. bãi công.
D. bạo lực.
Câu 22. Khởi nghĩa Yên Bái được tiến hành trong bối cảnh lịch sử
A. khi thực dân Pháp đã suy yếu, chính quyền tan rã.
B. có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng và tài chính.
C. khi thời cơ chín muồi và chuẩn bị chu đáo mọi mặt.
D. Pháp tiến hành khủng bố dã man lực lượng cách mạng.
Câu 23. Sự kiện đánh dấu thất bại hoàn toàn của khuynh hướng tư sản trước khuynh hướng vô sản là
A. sự ra đời của Đảng Cộng sản.
B. sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
C. sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản.
D. sự phân hoá tích cực của Đảng Tân Việt.
Câu 24. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đánh dấu
A. chấm dứt vai trò cách mạng của giai cấp tư sản.
B. chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng.
C. giai cấp tư sản trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
D. khuynh hướng dân chủ tư sản bước đầu thất bại.
Câu 25. Sự kiện trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Yên Bái là
A. vụ ám sát trùm mộ phu Badanh.
B. vụ mưu sát toàn quyền Méc-lanh.
C. vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội.
D. vụ đầu độc binh lính Pháp ở Thái Nguyên.
Câu 26. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái?
A. Thực dân Pháp còn mạnh, đang ráo riết khủng bố.
B. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Thiếu giai cấp tiến tiến và đường lối lãnh đạo đúng đắn.
D. Nổ ra chưa đúng thời cơ, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Câu 27. Đại hội lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên diễn ra tại
A. Ma Cao -Trung Quốc.
B. Quảng Châu -Trung Quốc.
C. Thượng Hải -Trung Quốc.
D. Hương Cảng -Trung Quốc.
Câu 28. Sự kiện nổi bật diễn ra vào tháng 5-1929 tại Hương Cảng – Trung Quốc là
A. đại hội lần thứ nhất của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
B. đại hội lần thứ nhất của các tổ chức cách mạng ở Việt Nam.
C. đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D. hội nghị lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Câu 29. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời tại
A. số nhà 5D phố Hàm Long-Hà Nội.
B. số nhà 48 Hàng Ngang-Hà Nội.
C. số nhà 312 Khâm Thiên-Hà Nội.
D. số nhà 5D phố Hàm Rồng-Hà Nội.
Câu 30. Sự kiện nổi bật diễn ra vào tháng 3-1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long-Hà Nội là
A. sự ra đời của các chi bộ cộng sản ở Việt Nam.
B. sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
C. sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Nam Kì.
D. sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Câu 31. Tổ chức Cộng sản được thành lập vào tháng 6-1929 là
A. An Nam Cộng sản đảng.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 32. Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là tờ báo
A. Đỏ.
B. Búa liềm.
C. Thanh niên.
D. An Nam trẻ.
Câu 33. Đông Dương cộng sản đảng là tổ chức của
A. các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kì.
B. các tổ chức cơ sở cộng sản ở Việt Nam.
C. các tổ chức cơ sở cộng sản ở Trung Kì.
D. các tổ chức cơ sở cộng sản ở Nam Kì.
Câu 34. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của tổ chức
A. An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 35. Tổ chức Cộng sản đã ra đời ở Việt Nam vào tháng 8-1929 là
A. An Nam Cộng sản đảng.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 36. Cho bảng dữ liệu:
Câu 37. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 là
A. một tất yếu của lịch sử.
B. một yêu cầu của Quốc tế Cộng sản.
C. bước phát triển mới của phong trào nông dân.
D. kết quả của sự hợp nhất các tổ chức cách mạng.
Câu 38. Ba tổ chức Cộng sản ra đời năm 1929 chứng tỏ
A. sự chiếm ưu thế của khuynh hướng tư sản.
B. sự phát triển của khuynh hướng cách mạng tư sản.
C. sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng vô sản.
D. sự thắng thế bước đầu của khuynh hướng cách mạng vô sản.
Câu 39. Sự kiện đánh dấu bước đầu thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản là
A. sự thành lập các tổ chức cách mạng.
B. sự ra đời các tổ chức cộng sản năm 1929.
C. sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
D. sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Câu 40. Đông Dương cộng sản liên đoàn là tổ chức cộng sản của
A. những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt.
B. những người giác ngộ cộng sản trong Việt Nam quốc dân đảng.
C. bộ phận tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì.
D. những người giác ngộ cộng sản trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Câu 41. Phong trào cách mạng Việt Nam năm 1929 có nguy cơ bị chia rẽ lớn vì
A. sự đàn áp gắt gao của thực dân Pháp.
B. sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng.
C. sự hoạt động riêng rẽ tranh giành ảnh hưởng của ba tổ chức cộng sản.
D. sự hoạt động riêng rẽ tranh giành ảnh hưởng của ba tổ chức cách mạng.
Câu 42. Hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929 đặt ra yêu cầu lịch sử cần
A. thống nhất thành một tổ chức cách mạng.
B. hợp nhất giai cấp nông dân thành một phong trào.
C. hợp nhất giai cấp công nhân thành một phong trào.
D. thống nhất thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất.
Câu 43. Sự kiện diễn ra vào ngày 6-1-1930, tại Cửu Long-Trung Quốc là
A. sự thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên.
B. sự ra đời của Đông Dương Cộng sản đảng.
C. hội nghị hợp nhất ba tổ chức cách mạng.
D. hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Câu 44. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là
A. đồng chí Trần Phú.
B. đồng chí Lê Hồng Sơn.
C. đồng chí Trịnh Đình Cửu.
D. đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Câu 45. Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản với cương vị là
A. tiểu tư sản yêu nước.
B. phái viên của quốc tế cộng sản.
C. người đứng đầu một đảng cộng sản.
D. người đứng đầu một tổ chức cộng sản.
Câu 46. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) được soạn thảo bởi
A. Trần Phú.
B. Lê Hồng Sơn.
C. Lê Hồng Phong.
D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 47. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. độc lập và tự do.
B. độc lập và tự chủ.
C. dân tộc và dân chủ.
D. giai cấp và ruộng đất.
Câu 48. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu đánh giá về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
“ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng …(1) sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. …(2) là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này”.
A. giải phóng dân tộc – Độc lập và tự do.
B. giải phóng nhân dân – Độc lập và tự do.
C. giải phóng dân tộc – Độc lập và hạnh phúc.
D. giải phóng nhân dân – Độc lập và sáng tạo.
Câu 49. Nội dung nào không phải là nhiệm vụ được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Thành lập chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
B. Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến, tư sản phản cách mạng.
C. Thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.
D. Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo.
Câu 50. Lực lượng cách mạng nào không được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Trung, tiểu địa chủ.
B. Đại địa chủ, tư sản.
C. Tiểu tư sản, trí thức.
D. Công nhân, nông dân.
Câu 51. Quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng được thông qua tại
A. Đại hội Đảng lần III tại Hà Nội.
B. Đại hội Đảng lần IV tại Hà Nội.
C. Đại hội Đảng lần I tại Ma Cao – Trung Quốc.
D. Đại hội Đảng lần II tại Chiêm Hoá – Tuyên Quang.
Câu 52. Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố
A. chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào dân tộc và phong trào dân chủ.
B. chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào dân chủ và phong trào yêu nước.
C. chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
D. chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 53. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc của một
A. Đại hội thành lập Đảng.
B. Hội nghị thành lập Đảng.
C. Đại hội tổng kết hoạt động.
D. Hội nghị toàn quốc của Đảng.
Câu 54. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
B. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo.
C. Là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định những thắng lợi sau này.
D. Phong trào công nhân bước đầu chuyển thành phong trào tự giác.
Câu 55. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã
A. giải quyết sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.
B. xác định lực lượng cách mạng bao gồm công nhân và nông dân.
C. chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
D. đánh dấu phong trào công nhân bước đầu chuyển thành phong trào tự giác.
Câu 56. Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. đội tiên phong của nhân dân Việt Nam.
B. đội tiên phong của giai cấp tư sản Việt Nam.
C. đội tiên phong của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
D. đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
Câu 57. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu
A. giai cấp công nhân đã hoàn toàn tự giác.
B. phong trào công nhân bước đầu thắng thế.
C. giai cấp công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.
D. giai cấp công nhân có tinh thần đoàn kết quốc tế.
Câu 58. Giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp công nhân.
C. giai cấp tiểu tư sản.
D. giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 59. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. sự vận dụng sáng tạo tư tưởng dân chủ cộng hoà vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
B. sự vận dụng sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
C. sự vận dụng linh hoạt tư tưởng dân chủ tư sản vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
D. sự vận dụng nguyên vẹn chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
Câu 60. Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là
A. sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ thế giới.
B. tinh thần đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân.
C. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. sự phát triển mạnh mẽ của đất nước về kinh tế, chính trị.
Xem thêm:
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 14 (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 12 (có đáp án)