Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 23 (có đáp án)
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Lịch sử. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Lịch sử lớp 12 theo từng bài.
Bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Lịch sử lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
NHẬN BIẾT (18 câu)
Câu 1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp tháng 7 năm 1973 là
A. hội nghị lần thứ 15.
B. hội nghị lần thứ 20.
C. hội nghị lần thứ 21.
D. hội nghị lần thứ 23.
Câu 2. Vào khoảng thời gian nào ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ?
A. Cuối năm 1973 – đầu năm 1974.
B. Đầu năm 1975.
C. Cuối năm 1974 – đầu năm 1975.
D. Đầu năm 1974.
Câu 3. Kế hoạch được Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra trong năm 1975 và 1976 là
A. giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
B. giải phóng hoàn toàn miền Trung.
C. giải phóng hoàn toàn Việt Nam.
D. giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 4. Chiến dịch mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là
A. chiến dịch Buôn Ma Thuột.
B. chiến dịch Tây Nguyên.
C. chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
D. chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 5. Trận đánh then chốt của chiến dịch Tây Nguyên là
A. Kon Tum
B. Plâyku.
C. Buôn Ma Thuột
D. Đắc Lắc.
Câu 6. Ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là
A. Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, Huế – Đà Nẵng.
B. Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, Hồ Chí Minh.
C. Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
D. Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, Xuân Lộc.
Câu 7. Nơi diễn ra trận đánh nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) là
A. Kon Tum và Buôn Ma Thuột.
B. Plâyku và Kon Tum.
C. Buôn Ma Thuột và Đắc Lắc.
D. Đắc Lắc và Kon Tum.
Câu 8. Thành phố được giải phóng vào ngày 26 tháng 3 năm 1975 là
A. Huế.
B. Đà Nẵng.
C. Quảng Trị.
D. Quảng Ngãi.
Câu 9. Thành phố được giải phóng vào ngày 29 tháng 3 năm 1975 là
A. Huế.
B. Đà Nẵng.
C. Quảng Trị.
D. Quảng Ngãi.
Câu 11. 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiện nào ở miền Nam?
A. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
B. Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng.
C. Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát.
D. Dương Văn Minh lên giữ chức Tổng thống .
Câu 12. Ngày 21 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiện nào ở miền Nam?
A. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
B. Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng.
C. Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát.
D. Dương Văn Minh lên giữ chức Tổng thống .
Câu 13. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 đã diễn ra sự kiện nào ở miền Nam?
A. Xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập.
B. Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
D. Châu Đốc được giải phóng.
Câu 14. Tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là
A. Châu Đốc.
B. Tây Ninh.
C. An Giang
D. Cà Mau.
Câu 15. Hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975 được Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn là
A. Kon Tum .
B. Plâyku.
C. Tây Nguyên.
D. Đắc Lắc.
Câu 16. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên nhằm mục đích
A. bảo vệ miền Nam Trung Bộ.
B. giữ vùng duyên hải miền Trung.
C. chiếm đóng miền Trung Trung Bộ.
D. bảo vệ Nam Bộ.
Câu 17. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 diễn ra trong khoảng
A. gần hai tháng.
B. hơn hai tháng.
C. gần ba tháng.
D. hơn ba tháng.
Câu 18. Ngày 21-3-1975, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 quân ta hình thành thế bao vây đối với
A. thành phố Buôn Ma Thuột.
B. thành phố Huế.
C. thành phố Đà Nẵng.
D. thành phố Sài Gòn.
THÔNG HIỂU (18 câu)
Câu 1. Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông – Xuân, trọng tâm ở đâu?
A. Đồng bằng Nam bộ.
B. Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Nam Trung Bộ
Câu 2. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông-Xuân Cuối năm 1974 đầu năm 1975 là
A. chiến dịch Tây Nguyên.
B. Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào.
C. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long.
D. Đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ – ngụy Sài Gòn.
Câu 3. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam sau thắng lợi nào?
A. Chiến thắng Tây Nguyên.
B. Chiến thắng Phước Long.
C. Chiến thắng Bình Phước.
D. Chiến thắng Đường 9-Nam Lào.
Câu 4. Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong bối cảnh thuận lợi nào?
A. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
B. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam suy giảm.
C. Quân Mĩ và quân Đồng minh đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa.
D. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
Câu 5.
Câu 6. 17 giờ ngày 26-4-1975, quân ta tiến vào trung tâm Sài Gòn bằng mấy cánh quân?
A. Ba cánh quân.
B. Bốn cánh quân.
C. Năm cánh quân
D. Sáu cánh quân.
Câu 7. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 bắt đầu và kết thúc bằng chiến dịch nào?
A. Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng.
B. Tây Nguyên và Hồ Chí Minh.
C. Tây Nguyên và Châu Đốc.
D. Huế – Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
Câu 8. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 5 ngày.
B. 10 ngày.
C. 15 ngày.
D. 20 ngày.
Câu 9. Sự kiện nổi bật nào diễn ra lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn?
A. Nội các Sài Gòn bị bắt toàn bộ.
B. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
C. Xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập.
D. Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng.
Câu 10. Mĩ và chính quyền Sài Gòn rơi vào trạng thái như thế nào sau khi hai phòng tuyến Phan Rang và Xuân Lộc bị chọc thủng?
A. Tinh thần càng thêm hoảng loạn.
B. Yên tâm để giữ Sài Gòn.
C. Bĩnh tĩnh để đối phó với quân ta.
D. Tin tưởng vào sức mạnh vũ khí của mình.
Câu 11. Tổng thống Mĩ đã làm gì tại cuộc chiến ở Việt Nam sau khi mất Phan Rang (16/4/1975)?
A. Ra lệnh cho quân ngụy phản công chiếm lại.
B. Ra lệnh cho Mĩ tăng thêm viện trợ cho ngụy.
C. Ra lệnh rút quân về bảo vệ Sài Gòn.
D. Ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn.
Câu 12. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975 vì
A. Tây Nguyên là vùng đông dân.
B. Tây Nguyên là vùng rộng lớn.
C. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng.
D. Tây Nguyên là địa bàn không được sự quan tâm, đầu tư của Mĩ.
Câu 13. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng Huế – Đà Nẵng vì
A. Huế – Đà Nẵng là hai thành phố đông dân.
B. Huế – Đà Nẵng là hai thành phố giàu có.
C. Huế – Đà Nẵng là trung tâm văn hóa lớn của nước ta.
D. Huế – Đà Nẵng là những căn cứ quân sự lớn để bảo vệ Sài Gòn từ xa.
Câu 14. Một trong những ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (1/1975) là
A. thất bại tạm thời của quân ngụy Sài Gòn.
B. chứng tỏ sự nỗ lực của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
C. chứng tỏ sức mạnh của chính quyền quyền Sài Gòn.
D. chứng tỏ sự suy yếu của quân đội Sài Gòn, khả năng thắng lớn của quân ta.
Câu 15. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhấn mạnh cách mạng miền Nam tiếp tục con đường cách mạng bạo lực vì
A. Mĩ can thiệp hạn chế vào miền Nam.
B. lực lượng quân đội Sài Gòn đã suy yếu, bất lực.
C. lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của ta ngày càng lớn mạnh.
D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn đang phá hoại hòa bình, ngăn cản nhân dân ta thống nhất Tổ quốc.
Câu 16. Sau chiến thắng nào Đảng Lao động Việt Nam hoàn thành chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
A. Chiến thắng Tây Nguyên.
B. Chiến thắng Phước Long.
C. Chiến thắng Buôn Ma Thuột.
D. Chiến thắng Huế – Đà Nẵng.
Câu 17. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 vì
A. ta có một hậu phương vững mạnh.
B. mùa mưa sẽ khó khăn cho quân ta tấn công địch.
C. thời cơ chiến lược đã đến sau chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
D. Mĩ đang chuẩn bị tiếp viện khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 18. Một trong những ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là
A. cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
B. đem đến hội chứng “sau Việt Nam” đối với nước Mĩ.
C. làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.
D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước.
VẬN DỤNG THẤP (18 câu)
Câu 1. Ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Tây Nguyên là
A. quân địch rút toàn bộ khỏi Tây Nguyên.
B. làm quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
C. giải phóng Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân.
D. chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ sang giai đoạn mới.
Câu 2. Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
A. là trận quyết chiến chiến lược.
B. ta chủ động tiến công.
C. tập trung lực lượng đến mức cao nhất
D. thực hiện phương châm thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
Câu 3. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là
A. đều là trận quyết chiến chiến lược.
B. đều là một cuộc tiến công chiến lược.
C. đều là một cuộc tổng tiến công và nổi dậy.
D. đều là cuộc tiến công quân sự của lực lượng vũ trang.
Câu 4. Nhận định sau nói về ý nghĩa của thắng lợi nào?
“Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất,…, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là?
A. Giải phóng Huế – Đà Nẵng.
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ.
C. Giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
D. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 5. Nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
A. có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. có lòng yêu nước, sự đoàn kết nhất trí, chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta.
C. có hậu phương miền Bắc không lớn mạnh, đáp ứng kịp thời cho tiền tuyến.
D. có sự ủng hộ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Phương châm tác chiến chủ yếu của chiến dịch Hồ Chí Minh năm1975 là
A. chớp thời cơ, đánh úp địch.
B. bao vây, chia cắt, tiêu diệt địch.
C. tiến chắc, đánh chắc, thắng chắc.
D. thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
Câu 7. Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến dịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 là
A. chiến dịch gây cho địch khó khăn lớn.
B. chiến dịch ta chủ động tiến công địch.
C. chiến dịch diễn ra ở vùng đồng bằng.
D. chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
A. đều là chiến dịch quyết chiến chiến lược.
B. đều là chiến dịch tạo ra thế bao vây địch và tiêu diệt.
C. đều là chiến dịch tiêu diệt cơ quan đầu não của địch.
D. đều là chiến dịch quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 9. Căn cứ vào điều kiện nào Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
A. Mĩ rút bớt viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
B. Lực lượng chính trị của ta ở miền Nam ngày càng lớn mạnh.
C. Phong trào phản đối chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam ngày càng dâng cao.
D. Tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng.
Câu 10. Một trong những nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam là
A. sự giúp đỡ của các nước tư bản chủ nghĩa.
B. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. sự giúp đỡ của Cộng đồng châu Âu (EC).
D. sự đoàn kết của nhân dân trong nước.
Câu 11. Một trong những ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là
A. buộc Mĩ phải rút quân về nước.
B. đã giải phóng được thành phố Sài Gòn.
C. tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ.
D. làm sụp đổ chính quyền Sài Gòn.
Câu 12. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đã sử dụng phương châm đấu tranh chủ yếu nào?
A. Kết hợp giữa tiến công với nổi dậy.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C. Kết hợp đấu tranh chính trị – quân sự – ngoại giao.
D. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
Câu 13. Cách đánh của quân ta trong chiến dịch Huế – Đà Nẵng (3/1975) là
A. nghi binh, tấn công bất ngờ.
B. bao vây, chia cắt, tiêu diệt.
C. tấn công bất ngờ.
D. nghi binh, đánh úp.
VẬN DỤNG CAO (6 câu)
Câu 1. Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được vận dụng trong xây dựng Mặt trận Tổ quốc hiện nay?
A. Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân.
B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
C. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn.
D. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Câu 2. Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được vận dụng trong công cuộc xây dựng kinh tế hiện nay?
A. Phát huy sự đóng góp của mỗi người dân.
B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
C. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn.
D. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Câu 3. Việt Nam trở thành nơi diễn ra “cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế thời kì 1954-1975” vì
A. Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế.
B. Việt Nam là một nước có vị trí chiến lược quan trọng.
C. Việt Nam là một nước giàu tài nguyên mà Mĩ muốn chiếm.
D. Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
Câu 4. Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được vận dụng trong giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
A. Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân.
B. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn.
C. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và quốc tế.
Câu 5. Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được vận dụng trong xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay?
A. Phát huy sự đóng góp của mỗi người dân.
B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
C. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn.
D. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Câu 6. Hậu quả nặng nề mà Mĩ để lại cho nhân dân Việt Nam kéo dài đến ngày nay là
A. kinh tế bị tụt hậu.
B. trình độ dân trí thấp.
C. chất độc màu da cam.
D. nhiều công trình văn hóa bị phá hủy.
Xem thêm:
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 24 (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22 (có đáp án)