Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Phần Địa lý Kinh Tế lớp 12
(Có đáp án)
Câu 1: Vùng nuôi tôm lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 2: Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta?
A. Hải Phòng- Nam Định
B. Thái Bình – Thanh Hóa
C. Hải Phòng – Quảng Ninh
D. Nghệ An – Hà Tĩnh
Câu 3: Ngư trường nào không được xác định là ngư trường trọng điểm?
A. Cà Mau – Kiên Giang
B. Thanh Hóa – Nghệ An
C. Hải Phòng – Quảng Ninh
D. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Câu 4: Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh:
A. Lâm Đồng.
B. Đồng Nai.
C. Ninh Bình.
D. Thừa Thiên – Huế.
Câu 5: Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở miền Trung là:
A. có nhiều sông ngòi.
B. có hệ thống đầm phá.
C. có các ao hồ.
D. hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Câu 6: Sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng khá nhanh trong thời gian gần đây do
A. đẩy mạnh đánh bắt hải sản ven bờ.
B. ngày càng ít các cơn bão đổ bộ vào biển Đông.
C. tàu thuyền, ngư cụ trang bị ngày càng tốt hơn.
D. môi trường biển được cải tạo, nguồn hải sản tăng.
Câu 7: yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta
A. Chế độ thủy văn
B. Điều kiện khí hậu
C. Địa hình đáy biển
D. Nguồn lợi thủy sản
Câu 8: Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta?
A. Cà Mau – Kiên Giang
B. Hải Phòng- Nam Định
C. Thái Bình – Thanh Hóa
D. Quảng Ngãi – BÌnh Định
Câu 9: Việc trồng rừng của nước ta có đặc điểm:
A. Rừng trồng chiếm diện tích lớn nhất trong các loại rừng.
B. Mỗi năm trồng được gần 0,2 triệu ha.
C. Rừng trồng không bù đắp được cho rừng bị phá.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 10: Ngư trường Cà Mau- Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có
A. Các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều
B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, đầm phá
C. Các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu
D. Bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc
Câu 11: Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là:
A. Cà Mau – Kiên Giang.
B. Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Hải Phòng – Quảng Ninh.
Câu 12: Thuận lợi về kinh tế – xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là:
A. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
B. vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú.
C. thị trường trong và ngoài nước về thủy sản mở rộng.
D. có nhiều khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Câu 13: Căn cứ vào bản đồ thuỷ sản, Atlat ĐLVN trang 20, hai tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng cao nhất cả nước năm 2007 là
A. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
B. Kiên Giang, An Giang.
C. Đồng Tháp, Cần Thơ.
D. Trà Vinh, Sóc Trăng.
Câu 14: sự cố nào dưới đây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản nước ta?
A. Cơn bão số 2 tháng 8/2016
B. Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tăng cao năm 2015- 2016
C. Cơn bão só 5 tháng 9/2016
D. Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trái phép ra biển tháng 4/2016
Câu 15:Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển, đặc biệt là ở
A. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 16: Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là
A. thiếu lực lượng lao động.
B. nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
C. không tiêu thụ được sản phẩm.
D. không có phương tiện đánh bắt.
Câu 17: Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là:
A. Quảng Ninh – Hải Phòng.
B. Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Kiên Giang – Cà Mau.
Câu 18: Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 19:Căn cứ vào biểu đồ sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm ở Atlat trang 20, sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản trong giai đoạn 2000 – 2007 diễn ra theo hướng
A. giảm tỉ trọng nuôi trồng, tăng tỉ trọng khai thác.
B. tăng cả tỉ trọng nuôi trồng lẫn tỉ trọng khai thác.
C. giảm cả tỉ trọng nuôi trồng lẫn tỉ trọng khai thác
D. tăng tỉ trọng nuôi trồng, giảm tỉ trọng khai thác.
Câu 20: Trong việc sử dụng rung ngập mặn phía Tây Nam của Đồng bằng sông Cửu Long không nên :
A. Cải tạo mọt phần thích hợp thành bãi nuôi tôm
B. Trồng vú sữa, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái
C. Tiếp tục trồng rừng và mở rộng diện tích rừng
D. Cải tạo để trồng lúa và nuôi tủ sản nước ngọt
Câu 21: Để tăng sản lượng thuỷ sản khai thác, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết đó là
A. đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
C. tìm kiếm các ngư trường đánh bắt mới.
B. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân.
D. phát triển mạnh công nghiệp chế biến.
Câu 22: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi thả cá, tôm nước ngọt là vì có nhiều
A. ao hồ, ô trũng, đầm phá.
B. cánh rừng ngập mặn, sông suối.
C. vũng vịnh nước sâu, kênh rạch.
D. sông suối, ao hồ, kênh rạch, ô trũng.
Câu 23: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do
A. Khai thác bừa bãi, quá mưc
B. Sự tàn phá của chiến tranh
C. Nạn cháy rừng
D. Du canh, du cư
Câu 24: Một trong những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành thủ sản ở nước ta trong những năm qua là
A. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản
B. Hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu
C. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước
D. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế
Câu 25: Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là:
A. Các hiện tượng cực đoan của thời tiết , khí hậu
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu
C. Diễn biến về chất lượng môi trường ở một số vùng biển
D. Nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế
Câu 26: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết 4 tỉnh dẫn đầu cả nước về SL khai thác thuỷ sản.
A. Kiên Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Quảng Ninh.
B. Bình Thuận, Bến Tre, Nghệ An, Quảng Bình.
C. Cà Mau, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thanh Hoá.
D. Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.
Câu 27: Tại sao năng suất lao động trong ngành thuỷ sản còn thấp?
A. Người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt.
B. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ suy giảm.
C. Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới.
D. Các cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu
Câu 28: Trong các địa phương dưới đây, nơi có ti lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất là
A. Quảng Bình
B. Bình Dương
C. Thái Bình
D. Vĩnh Phúc
Câu 29: Trong các địa phương dưới đây, nơi có tỉ lệ diệ tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất là
A. Hưng Yên
B. Bình Dương
C. Kon Tum
D. Vĩnh Phúc
Câu 30: Ý nào dưới đây chưa đúng khi nói về điều kiện khai thác và nuôi trổng thủy sản hiện nay ở nước ta?
A. Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
B. Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ vẫn còn lạc hậu, hạn chế đánh bắt xa bờ
C. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
D. Chưa hình thành các cơ sơ chế biến thủy sản
Câu 31: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Phương tiện tàu tuyền, ngư cụ còn lạc hậu, không được trang bị mới
B. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển
C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản
D. Các mặt hàng thủy sản chưa được chất nhận ở thị trường Hoa Kì
Câu 32: Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì:
A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 33: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở là:
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Câu 34: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thuỷ sản là:
A. Bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng.
B. Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn.
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. Có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
Câu 35: Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
C. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
D. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
Câu 36: Ý nghĩa kinh tế của rừng được biểu hiện ở việc
A. điều hòa khí hậu và hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.
B. bảo vệ đất, ngăn cản quá trình xói mòn rửa trôi.
C. cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu.
D. bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu 37: Nhận định không đúng về vai trò của tài nguyên rừng là:
A. rừng là tài nguyên vô cùng quý giá nên cần phải triệt để khai thác.
B. rừng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và xuất khẩu.
C. trồng rừng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
D. góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 38: Loại rừng có vai trò bảo vệ nguồn gen các loại sinh vật quý hiếm, nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay là:
A.Rừng phòng hộ.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng trồng.
Xem thêm:
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiếp)
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên