Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Địa lý / Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
Phần Địa lý Kinh Tế lớp 12
(Có đáp án)

Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra
A. hạn hán
B. bão.
C. lũ lụt.
D. xâm nhập mặn.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các vườn quốc gia nào thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A. Tràm Chim, Đất Mũi, Phú Quốc, U Minh Thượng.
B. Đất Mũi, Côn Đảo, Bạch Mã, Kiên Giang.
C. U Minh Thượng, Cát Bà, Núi Chúa, An Giang.
D. Phú Quốc, Bù Gia Mập, Cát Tiên, An Giang.

Câu 3: Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là :
A. Phù sa ngọt.
B. Đất phèn.
C. Đất mặn.
D. Đất than bùn.

Câu 4: Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản.
B. đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản.
C. đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản.
D. đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.

Câu 5: Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa vào :
A. Cải tạo các vùng đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn.
B. Cải tạo vùng đất mới bồi ở các vùng cửa sông, ven biển.
C. Cải tạo vùng đất bạc màu ở vùng Đồng Tháp Mười và bán đảo Cà Mau.
D. Cải tạo vùng đất bị nhiễm phèn ở vùng trũng Hà Tiên.

Câu 6: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất mặn.
B. đất xám.
C. đất phèn.
D. đất phù sa ngọt.

Câu 7: Các loại khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Đá vôi, than đá.
B. Than bùn, đá vôi.
C. Than đá, dầu khí.
D. Dầu khí, than bùn.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Sinh vật đa dạng, phong phú.
B. Tài nguyên biển hết sức phong phú.
C. Nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị cao.
D. Đất phù sa ngọt màu mỡ có diện tích tương đối lớn.

Câu 9: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. rừng bị cháy vào mùa khô.
B. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
C. lũ gây ngập lụt trên diện rộng với thời gian kéo dài.
D. đất bị nhiễm phèn nhiễm mặn và mùa khô kéo dài

Câu 10: Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải
A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.
B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

Câu 11: Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Camphuchia là
A. An Giang
B. Hậu Giang
C. Tiền Giang
D. Vĩnh Long

Câu 12: Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?
A. Bến Tre
B. An Giang
C. Sóc Trăng
D. Kiên Giang

Câu 13: Loại đất có diện tích lơn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đất phù sa ngọt
B. Đất mặn
C. Đất phèn
D. Đất xám trên phù sa cổ

Câu 14: Cần Thơ là thành phố, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của ĐB sông Cửu Long nhờ vào lợi thế :
A. Vị trí trung tâm của cả đồng bằng.
B. Có cơ sở năng lượng quan trọng là nhà máy điện Trà Nóc.
C. Có trường đại học lớn nhất khu vực.
D. Có cảng nội địa là cửa ngõ của cả tiểu vùng Mê Công.

Câu 15: Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Khai thác đất trồng lúa từ các bãi bồi ven sông, ven biển.
B. Đẩy mạnh hơn nữa việc thâm canh, tăng vụ.
C. Thực hiện khai hoang và cải tạo đất phèn, đất mặn.
D. Kết hợp khai hoang mở rộng diện tích với tăng hệ số sử dụng đất.

Câu 16: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cà Mau.
B. Sóc Trăng
C. Bạc Liêu.
D.Tây Ninh

Câu 17: Trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng Cửu Long?
A. Cần Thơ.
B. Cà Mau.
C. Thủ Dầu Một,
D. Long Xuyên

Câu 18: Loại đất phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan là
A. Đất phèn
B. Đất mặn
C. Đất cát
D. Đất phù sa ngọt

Câu 19: Loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là
A. Đất phèn
B. Đất mặn
C. Đất cát
D. Đất phù sa ngọt

Câu 20: Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh
A. trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá.
B. trồng lúa, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
C. trồng cây CN lâu năm, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
D. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 21: Giải pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Lai tạo giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ lũ.
C. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
D. Khai thác rừng ngập mặn nuôi thủy sản

Câu 22: Rìa châu thổ là từ dùng để chỉ :
A. Vùng đất phù sa ngọt nằm giữa sông Tiền và sông Hậu.
B. Vùng đất cao nhưng có nhiều vùng trũng thường xuyên ngập nước vào mùa mưa.
C. Vùng đất thấp ven biển thường xuyên chịu tác động của sóng biển và thuỷ triều.
D. Vùng đất nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Cửu Long.

Câu 23: Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long đối với sự phát triển nông nghiệp là:
A. Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng.
B. Đất phèn, đất mặn chiếm trên 60% diện tích.
C. Thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
D. Đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng.

Câu 24: Yếu tố có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là :
A. Giải quyết nguồn nước ngọt.
B. Bảo vệ rừng ngập mặn.
C. Khai thác biển, đảo.
D. Nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 25: Đây là kinh nghiệm lâu đời của người dân Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo đất phèn, đất mặn trong mùa khô.
A. Chia đồng bằng thành ô nhỏ, dùng nguồn nước ngọt hạn chế, luân phiên rửa cho đất.
B. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn đưa vào canh tác trong điều kiện tưới nước bình thường.
C. Xây dựng hệ thống kênh rạch chằng chịt để khai thác nguồn nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu.
D. Chuyển các diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn sang nuôi tôm cá thay cho lúa.

Câu 26: Một giải pháp quan trọng đang được đề cập nhiều nhằm giải quyết vấn đề lũ lụt kéo dài ở ĐB sông Cửu Long là :
A. Tăng cường xây dựng hệ thống đê bao quanh các sông.
B. Chung sống với lũ và khai thác những lợi thế do lũ đem lại.
C. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi để thoát lũ.
D. Xây dựng các đập và hồ chứa ở thượng nguồn các sông.

Câu 27: Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm hai bộ phận:
A. Vùng thượng châu thổ và hạ châu thổ
B. Vùng chịu tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và vùng nằm ngoài phạm vi tác động đó
C. Vùng cao không ngập nước và vùng trũng ngập nước
D. Vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều và vùng không chịu ảnh hưởng của thủy triều

Câu 28: Đặc điểm nào không đúng với vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Là bộ phận tương đối cao nhưng vẫn bị ngạp nước vào mùa mưa
B. Phần lớn bề mặt có những vùng trũng lớn, bị ngập nước vào mùa mưa
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển
D. Về mùa khô các vùng trũng này trở thành các khu vực nước tù

Câu 29: Năm 2005, tỉnh nào của ĐB sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa và thuỷ sản?
A. Cà Mau và Kiên Giang.
B. Cà Mau và An Giang.
C. An Giang và Kiên Giang.
D. An Giang và Đồng Tháp.

Câu 30: Điểm giống nhau dễ nhận thấy nhất trong sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long là :
A. Đông xuân là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.
B. Hè thu là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.
C. Khả năng tăng vụ còn nhiều vì hệ số sử dụng đất còn thấp.
D. Có lương thực bình quân cao hơn mức bình quân cả nước.

Câu 31: Đồng bằng sông Cửu Long có những nhóm đất chính là
A. đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
B. đất phù sa ngọt, đất xám, đất mặn.
C. đất phèn, đất mặn, đất badan.
D. đất mặn, đất bạc màu, đất phèn.

Câu 32: Đất phù sa ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm :
A. Thường bị ngập úng quá sâu trong mùa mưa.
B. Thành phần cơ giới chủ yếu là sét, đất quá chặt.
C. Tình trạng bốc phèn quá mạnh trong mùa khô.
D. Khoảng 2/3 diện tích bị nhiễm mặn trong mùa khô.

Câu 33: Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long không thuận lợi cho việc:
A. Phát triển nghề nuôi cá, tôm nước ngọt.
B. Phát triển nghề khai thác, chế biến thủy sản.
C. Phát triển giao thông vận tải đường bộ.
D. Phát triển giao thông vận tải đường thủy.

Câu 34: ý nào không biểu hiện được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta
A. Chiếm trên 50% diện tích lúa cả nước
B. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 1000kg
C. Có nhiều khả năng để mở rộng diện tích
D. Chiếm trên 50% sản lượng láu cả nước

Câu 35: Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn đối với đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long :
A. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
B. Chắn sóng, cố định đất, mở rộng diện tích đồng bằng.
C. Là môi trường sống của các loài sinh vật.
D. Cung cấp gỗ củi, cây dược liệu và nguồn thực phẩm.

Câu 36: Khó khăn nhất cho sản xuất cây lương thực ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là :
A. Đất bị ngập úng quá sâu.
B. Tình trạng bốc phèn.
C. Đất bị nhiễm mặn.
D. 2/3 diện tích đất bị ngập úng và nhiễm mặn.

Câu 37: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất
A. ôn đới.
B. nhiệt đới.
C. cận nhiệt đới.
D. cận xích đạo.

Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết vùng nào dưới đây có nhiều vịnh cửa sông đổ ra biển nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hông.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
-D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 39: Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.
B. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.
C. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
D. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.

Câu 40: Loại đất chiếm tỉ lệ cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đất mặn.
B. Đất phù sa ngọt.
C. Đất phèn.
D. Các loại đất khác.

Câu 41: Cây dừa được trồng chủ yếu ở vùng
A. Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 42: Biện pháp nào sau đây không đúng về sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
A. xây dựng các hồ chứa nước ngọt là biện pháp thuỷ lợi quan trọng ở vùng.
B. nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.
C. tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
D. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

Câu 43: Tăng cường công tác thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long là để :
A. Để thoát lũ trong mùa mưa
B. Để thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.
C. Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
D. Để giữ được nước ngọt trong mùa khô và thoát lũ trong mùa mưa.

Câu 44: Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. di dân tránh lũ.
B. sống chung với lũ.
C. xây dựng hệ thống đê bao.
D. trồng rừng chống lũ.

Câu 45: Về sản xuất lương thực – thực phẩm, Đồng bằng sông Cửu Long có ưu thế hơn hẳn các vùng khác về :
A. Chăn nuôi lợn và gia cầm.
B. Trình độ thâm canh.
C. Diện tích gieo trồng.
D. Năng suất lúa.

Câu 46: Năm 2005, diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long là 3,80 triệu ha, sản lượng 17,4 triệu tấn. Nếu năng suất lúa tăng lên 61,1 tạ/ha thì diện tích trồng lúa của vùng sẽ giảm đi:
A. 3,00 triệu ha.
B. 2,50 triệu ha.
C. Trên 1,50 triệu ha.
D. Gần 1,00 triệu ha.

Câu 47: Diện tích gieo trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 là 3,80 triệu ha, năng suất 45,8 tạ/ha. Nếu chuyển 60,0 vạn ha đất lúa sang trồng cây ăn quả và năng suất tăng lên 54 tạ/ha thì sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng thêm là
A. Trên 1,70 triệu tấn.
B. Dưới 1,70 triệu tấn.
C. Khoảng 124 000 tấn.
D. Không tăng.

Câu 48: Để tăng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải :
A. Tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất hoang hóa, đẩy mạnh thâm canh.
B.Tăng cường công tác thủy lợi, giữ được nước ngọt trong mùa khô.
C. Thay đổi cơ cấu giống lúa và cơ cấu mùa vụ; tăng diện tích lúa mùa và giảm diện tích lúa hè thu.
D. Tăng diện tích lúa hè thu, giảm diện tích lúa đông xuân.

Câu 49: Để nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải:
A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, cải tiến giống, thức ăn.
B. Phát triển công nghiệp chế biến, chú ý kĩ thuật sản xuất.
C. Kết hợp giữa nông – lâm – ngư với bảo vệ môi trường sinh thái.
D. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Câu 50: Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thế liên hoàn
B. Khai thác triệt để tầng cá nổi
C. Trồng rừng ngập mặn kết hơp với nuôi tôm
D. Đẩy mạnh khai thác ở vùng đảo xa

Câu 51: Bến Tre là tỉnh có diện tích lúa thấp nhất của Đồng bằng sông Cửu Long vì :
A. Đây là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất đồng bằng.
B. Đây là tỉnh có dân số đông mật độ cao nhất đồng bằng.
C. Đây là tỉnh dẫn đầu đồng bằng về trồng cây công nghiệp.
D. Phần lớn diện tích của tỉnh là đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Câu 52: Vùng thượng và hạ châu thổ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có chung đặc điểm là :
A. Độ cao dao động từ 2 – 4 m so với mực nước biển.
B. Đất phù sa bị nhiễm mặn.
C. Chịu tác động của sóng biển và thủy triề
D. Những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa.

Câu 53: Để phát triển bền vững nền kinh tế – xã hội và môi trường, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải:
A. Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
B. Bảo vệ rừng tràm và rừng ngập mặn ven biển.
C. Khai thác tổng thể biển – đảo – đất liền gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
D. Đẩy mạnh nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Câu 54: Hệ sinh thái rừng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long là :
A. Rừng ngập mặn và rừng nhiệt đới rụng lá.
B. Rừng tràm và rừng thưa nhiệt đới.
C. Rừng khộp và rừng ngập mặn
D. Rừng ngập mặn và rừng tràm.

Câu 55: Rừng tràm và rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long bị chặt phá bừa bãi sẽ dẫn tới :
A. Nước mặn lấn sâu vào đất liền.
B. Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản.
C. Môi trường sinh thái bị phá vỡ.
D. Nguy cơ lũ lụt sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Câu 56: Để cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, biện pháp quan trọng hàng đầu là :
A. Tăng cường công tác thủy lợi.
B. Khai hoang mở rộng diện tích.
C. Tận dụng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản.
D. Phải thay đổi cơ cấu giống lúa, cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh.

Xem thêm:
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ