Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Sinh / Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (Có đáp án)

Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.

Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.

Chúc các em học tập và thi tốt.

Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể có
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

Câu 2: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là
A. môi trường sống
B. ngoại cảnh
C. nơi sinh sống của quần thể
D. ổ sinh thái

Câu 3: Ý nghĩa quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là:
A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường
B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn
C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu 5: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
A. Quan hệ hỗ trợ.
B. Cạnh tranh khác loài.
C. Kí sinh cùng loài.
D. Cạnh tranh cùng loài.

Câu 6: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

Câu 7: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 8: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ
A.Cạnh tranh cùng loài
B.Hỗ trợ khác loài
C.Cộng sinh
D.Hỗ trợ cùng loài

Câu 9: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì
B. Những con cá sống trong Hồ Tây
C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương

Câu 10: Quá trình nào sau đây xảy ra do sự trùng lặp ổ sinh thái giữa các loài và kết quả cuối cùng sẽ làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài?
A. Cạnh tranh cùng loài.
B. Cạnh tranh khác loài.
C. Cộng sinh giữa hai loài.
D. Sự phân tầng trong quần xã.

Câu 11: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điểu nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự hỗ trợ cùng loài giảm.
B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.
C. Hỗ trợ cùng loài làm tăng hiệu quả khai thác nguồn sống của quần thể.
D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Câu 12: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự hỗ trợ cùng loài giảm.
B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.
C. Hỗ trợ cùng loài làm tăng hiệu quả khai thác nguồn sống của quần thể.
D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Câu 13: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:
A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

Câu 14: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm?
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.