Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Sinh / Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (Có đáp án)

Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.

Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.

Chúc các em học tập và thi tốt.

Câu 1: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
B. dinh dưỡng
C. động vật ăn thịt và con mồi
D. giữa thực vật với động vật

Câu 2: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn bởi vì:
A. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn.
B. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.
C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.

Câu 3: Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là
A. quan hệ cạnh tranh
B. quan hệ đối kháng
C. quan hệ vật ăn thịt – con mồi
D. quan hệ hợp tác

Câu 4: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác
B. Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá
C. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá
D. Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá

Câu 5: Tháp sinh thái thể hiện sự chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng, theo đó năng lượng của bậc sinh dưỡng thấp (mắt xích phía trước của chuỗi thức ăn) có năng lượng lớn hơn nhiều so với năng lượng của bậc dinh dưỡng cao (mắt xích phía sau của chuỗi thức ăn), vì vậy tháp năng lượng luôn là dạng tháp chuẩn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. Nhưng tháp số lượng vật chủ và vật kí sinh lại có dạng ngược lại: đáy nhỏ, đỉnh lớn. Tại sao?
A. Năng lượng của vật chủ nhỏ hơn của vật kí sinh
B. Sinh khối của vật chủ nhỏ hơn vật kí sinh
C. Một vật chủ có năng lượng lớn gấp nhiều lần một vật kí sinh
D. Một vật chủ có năng lượng nhỏ gấp nhiều lần một vật kí sinh

Câu 6: Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau thì trong số các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là:
A. thực vật → thỏ → người
B. thực vật →người
C. thực vật → động vật phù du → cá → người
D. thực vật → cá → vịt → người

Câu 7: Một chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng, ở môi trường có nhiều DDT thì sinh vật thuộc mắt xích nào sau đây sẽ bị nhiễm độc với nồng độ cao nhất.
A. Sinh vật tự dưỡng.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 4.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.

Câu 8: Câu nào sau đây là đúng?
A. Mọi tháp sinh thái trong tự nhiên luôn luôn có dạng chuẩn
B. Mỗi loài sinh vật chỉ có thể tham gia vào 1 chuỗi thức ăn
C. Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn không có mắt xích chung
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp

Câu 9: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. Châu chấu và sâu
B. Rắn hổ mang
C. Chim chích và ếch xanh
D. Rắn hổ mang và chim chích

Câu 10: Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên
A. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
C. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
D. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng

Câu 11: Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng oxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử oxi tới mức này là do
A. sự tiêu dùng oxi của các quần thể cá, tôm
B. các chất dinh dưỡng
C. sự tiêu dùng oxi của các quần thể thực vật
D. sự oxi hóa của các chất mùn bã

Câu 12: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
B. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau.
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
D. Trong cùng một lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật sản xuất đều xếp bậc dinh dưỡng cấp 1 mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.

Câu 13: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bất đầu từ sinh vật sản xuất.
B. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
C. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
D. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.

Câu 14: Khi nói về tháp sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Tháp số lượng là loại tháp luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.
B. Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích tại một thời điểm nào đó.
C. Tháp năng lượng thường có đáy rộng và đỉnh hẹp. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại.
D. Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích của mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 15: Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi khoảng 90%. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do
A. Các bộ rơi rụng ở cây xanh như cành, lá, rễ.
B. Do mất năng lượng trong các hoạt động như lột xác, đẻ con ở động vật.
C. Hô hấp, tạo nhiệt ở cơ thể sinh vật.
D. Mất đi qua các chất thải như phân, chất bài tiết.