Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (Có đáp án)
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.
Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
Câu 1: Chu trình sinh địa hóa là
A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên
B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã
C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn
D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất
Câu 2: Các chu trình sinh – địa – hóa có vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái vì:
A. Chúng giữ cho hành tinh đủ ấm đảm bảo cho các sinh vật tồn tại được
B. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái chỉ diễn ra theo một chiều, và cuối cùng bị tiêu biến ở dạng nhiệt
C. Các chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống khác có nguồn cung cấp được tái tạo liên tục
D. Chúng giúp loại bỏ các chất độc khỏi hệ sinh thái
Câu 3: Trong chu trình cacbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?
A. Quang hóa.
B. Phân giải.
C. Đồng hóa.
D. Dị hóa.
Câu 4: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào?
A. Chu trình ni tơ
C. Chu trình cacbon.
B. Chu trình photpho.
D. Chu trình nước
Câu 5: chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?
A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật.
B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật.
C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật với sinh vật
D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật.
Câu 6: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?
A. hô hấp của sinh vật
B. quang hợp của cây xanh
C. phan giải chất hữu cơ
D. khuếch tán
Câu 7: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
B. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn lớn.
C. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật.
D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp.
Câu 8: Sinh quyển là
A. Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí.
B. Môi trường sống của tất cả các sinh vật ở trên trái đất.
C. Vùng khí quyển có sinh vật sống và phát triển.
D. Toàn bộ sinh vật của trái đất, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật
Câu 9: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nito ở dạng NO3- thành nito ở dạng N2?
A. động vật nguyên sinh
B. vi khuẩn cố định nito trong đất
C. thực vật tự dưỡng
D. vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 10: Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây sẽ làm chậm tốc độ tuần hoàn vật chất của các nguyên tổ?
A. Thực vật bậc cao.
B. Vi sinh vật.
C. Động vật.
D. Vi tảo và rong rêu.
Câu 11: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khi sinh học nào sau đây?
A. các khu sinh học trên cạn
B. khu sinh học nước ngọt
C. khu sinh học nước mặn
D. cả B và C
Câu 12: Chu trình cacbon trong sinh quyển
A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
B. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái
C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái
D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái
Câu 13: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào:
A. đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu.
B. đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
C. đặc điểm địa lí, khí hậu.
D. đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu.
Câu 14: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường?
A. Hô hấp của động vật và thực vật
B. Lắng đọng vật chất
C. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
D. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.