Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Sinh / Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (Có đáp án)

Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.

Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.

Chúc các em học tập và thi tốt.

Câu 1: Để chọn lọc tự nhiên diễn ra thì điều kiện nào dưới đây là không cần thiết?
A. Biến dị phát sinh phải là biến dị di truyền được
B. Biến dị phát sinh phải giúp cá thể đó sinh nhiều con cái hơn và con cái của nó phải sống sót ở thế hệ kế tiếp
C. Biến dị phát sinh phải biểu hiện ra kiểu hình của các cá thể trong quần thể
D. Các cá thể phải có khả năng di chuyển giữa các quần thể

Câu 2: Tiến hoá nhỏ là quá trình
A. Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. Biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 3: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở tiến hóa là
A. Cá thể
B. Quần thể
C. Loài
D. Phân tử

Câu 4: Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền, (2) Đột biến, (3) Giao phối không ngẫu nhiên, (4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là
A. (2), (4)
B. (1), (4)
C. (1), (3)
D. (1), (2)

Câu 5: Các nhân tố chủ yếu chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong thuyết tiến hóa nhỏ là:
A. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên
B. Đột biến, biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên
C. Đột biến, giao phối và các cơ chế cách li
D.Quá trình giao phối, đột biến và biến động di truyền

Câu 6: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về vai trò của chọn lọc tự nhiên là không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội nhanh chóng làm biến đổi tần số tương đối của các alen
B. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiên các alen mới và làm thay đổi tần số tương đối của các alen
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và tác động gián tiếp làm thay đổi thành phần kiểu gen
D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể

Câu 7: Theo quan điểm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về CLTN?
A. Kết quả của CLTN là sự sống sót của những cá thể sinh sản tốt nhất.
B. Vai trò của CLTN là quy định nhịp điệu và chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa
C. Động lực của CLTN là nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
D. Bản chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 8: Theo quan niệm của truyền thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của CLTN.
B. Các biến dị đều xuất hiện ngẫu nhiên, không xác định.
C. Biến dị đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường sống.
D. Đột biến gen là 1 loại biến dị di truyền

Câu 9: Chọn lọc tự nhiên là quá trình:
A. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật
B. Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
C. Vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho sinh vật

Câu 10: Điều nào sau đây là đúng với tiến hóa nhỏ:
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
B. Bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, cách ly sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới
C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất bài
D. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm

Câu 11: Câu nào sau đây đúng?
A. Đột biến là nguồn nguyên liệu thứ cấp của CLTN.
B. CLTN là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa
C. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu sơ cấp của CLTN.
D. Đột biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hóa.

Câu 12: Đợn vị của tiến hóa nhỏ là
A. nòi
B. cá thể
C. quần thể
D. quần xã

Câu 13: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì
A. không làm thay đổi tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B. tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
C. giúp phát tán đột biến trong quần thể.
D. làm trung hòa tính có hại của đột biến, giúp các alen lặn có hại được tồn tại trong quần thể.

Câu 14: Theo quan niệm hiện đại, loài hươu cao cổ dài, chân cao là vì:
A. Đây là biến dị do giao phối không ngẫu nhiên tạo ra và tích lũy
B. Đây là biến dị di truyền xuất hiện ngẫu nhiên được chọn lọc tự nhiên củng cố
C. Qua nhiều thế hệ vươn cổ, kiễng chân để ăn lá trên cao
D. Đây là biến dị do chọn lọc tự nhiên tạo ra và tích lũy

Câu 15: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa
B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi
C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới
D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản