Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Sinh / Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã (Có đáp án)
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.

Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.

Chúc các em học tập và thi tốt.

Câu 1: Ở tế bào nhân thực, sau khi thực hiện phiên mã xong thì diễn biến tiếp theo là:
A. đưa ra tế bào chất tại đó kết hợp với riboxom và tARN để tổng hợp protein
B. cắt bỏ các đoạn intron, nối các êxon lại với nhau thành mARN trưởng thành
C. cắt bỏ các đoạn êxom, nối các intron lại với nhau thành mARN trưởng thành
D. nối các ARN thông tin của các gen khác nhau lại thành mARN trưởng thành

Câu 2: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
A. Restrictaza
B. Ligaza
C. ARN polimeraza
D. ADN polimeraza

Câu 3: Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:
A. Đều diễn ra trong nhân tế bào.
B. Đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. Đều có sự tham gia của ARN polimeraza
D. Đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN

Câu 4: Đoạn okazaki là :
A. đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo mạch khuôn của ADN
B. Một phân tử ARN thông tin được phiên mã từ mạch gốc của gen
C. từng đoạn poli nucleotit được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn
D. các đoạn của mạch mới được tổng hợp trên cả hai mạch khuôn

Câu 5: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin (mARN) là:
A. 15
B. 5
C. 10
D. 25

Câu 6: Sự hoạt động đồng thời của nhiều riboxom trên cùng một phân tử mARN có vai trò
A. làm tăng năng suất tổng hợp protein cùng loại
B. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác
C. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục
D. làm tăng năng suất tổng hợp protein khác loại

Câu 7: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. glucôzơ.
B. prôtêin.
C. ADN.
D. ARN.

Câu 8: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải:
A. Lipit
B. ADP
C. ATP
D. Glucozo

Câu 9: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 3′- 5′
B. 5′- 3′
C. 3′- 3′
D. 5′- 5′

Câu 10: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:
A. mARN
B. tARN
C. rARN
D. ADN

Câu 11: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sự nhân đôi ADN xả ra ở nhiêu điểm trong mỗi phân tử ADN
B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả nucleotit trên phân tử mARN
C. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn
D. Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa của gen

Câu 12 : Phân tử tARN mang Metionin tiến vào Riboxom để tổng hợp protein. Trật tự nucleotit của bộ ba đối mã trên phân tử tARN này là:
A. 3’UXA5′
B. 3’AUG5′
C. 5’AUG3′
D. 3’UAX5′

Câu 13: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:
A. đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza để lắp ráp với các nucleotit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
B. các quá trình thường thực hiện một lần trong một tế bào.
C. diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.

Câu 14: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
C. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều 3’→ 5’.
D. Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.

Câu 15: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế:
A. Dịch mã
B. Nhân đôi ADN
C. Phiên mã
D. Giảm phân và thụ tinh