Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 7 (có đáp án)
Bài 7: Tây Âu
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Lịch sử. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Lịch sử lớp 12 theo từng bài.
Bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Lịch sử lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
Câu 1. “Kế hoạch Mác-san” (1947) còn được gọi là
A. Kế hoạch khôi phục châu Âu.
B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu.
C. Kế hoạch phục hưng Châu Âu.
D. Kế hoạch phục hưng kinh tế Châu Âu.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là
A. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ.
B. muốn liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
C. muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của mình.
D. muốn liên kết kinh tế, thành lập nhà nước chung Châu Âu.
Câu 3. Để nhận được sự viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện các do Mĩ đặt ra
A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Châu Âu.
D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
Câu 4. Với sự ra đời của khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) 4/1949, tình hình ở Châu Âu như thế nào?
A. Ổn định và có điều kiện phát triển.
B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.
C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lặp nhiều căn cứ quân sự.
D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
Câu 5. Các nước nào sáng lập ra khối thị trường chung EU?
A. Anh – Pháp – Bỉ – Italia – Hà Lan.
B. Anh – Pháp – CHLB Đức – Hà Lan – Italia -Tây Ban Nha.
C. Pháp – CHLB Đức – Bỉ – Italia – Hà Lan – Lúc-xem-bua.
D. Pháp – CHLB Đức – Bỉ – Hà Lan – Italia – Bồ Đào Nha.
Câu 6. Tính đến năm 2007, Liên minh Châu Âu (EU) gồm bao nhiêu nước?
A. 25.
B. 26.
C. 27.
D. 28.
Câu 7. Đồng tiền chung Châu Âu ra đời mang tên gì?
A. EURO.
B. MAC.
C. FRĂNG.
D. DOLLAR.
Câu 8. Định ước Henxinki được kí kết giữa các nước Châu Âu và những nước nào?
A. MĨ-ÚC.
B. CANADA-HÀ LAN.
C. MĨ-PHÁP.
D. MĨ-CANADA.
Câu 9. Liên minh Châu Âu viết tắc là:
A. EU.
B. AU.
C. EC.
D. EEC.
Câu 10. Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) mang lại những lợi ích gì cho các nước thành viên tham gia?
A. Mở rộng thị trường.
B. Họp tác phát triển (nguồn vốn, nhân lực, tiềm lực KHKT…).
C. Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
D. Tăng sức cạnh tranh, tránh bị phụ thuộc, chi phối từ bên ngoài.
Câu 11. Từ khi thành lập đến nay Liên minh Châu Âu (EU) đã mấy lần đổi tên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. Tháng 10 năm 1990, EU chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước nào?
A. Thái Lan.
B. Lào.
C. Campuchia.
D. Việt Nam.
Câu 13. Tổ chức kinh tế,chính trị khu vực lớn nhất hành tinh được thành lập từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay là?
A. ASEAN.
B. APEC
C. EU.
D. CENTO
Câu 14. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang EU là
A. Gạo, thủy sản, may mặc…
B. Than, gạo, giày da….
C. Thép, giày da, may mặc.
D. Thủy sản, giày da, may mặc.
Câu 15. Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau do các điểm tương đồng nào?
A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía tây Châu Âu, cùng thể chế chính trị.
B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học – kỉ thuật.
C. Chung trình nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học – kỉ thuật.
D. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía tây Châu Âu, cùng thể chế chính trị.
Câu 16. Để nhận viện trợ theo kế hoạch Macsan, giai cấp tư sản Pháp đã làm gì?
A. Gây ra cuộc khủng hoảng chính trị.
B. Gạt bỏ 5 đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ.
C. Loại trừ những người cộng sản ra khỏi quân đội.
D. Loại những người cộng sản ra khỏi cơ quan nhà nước.
Câu 17. Việc sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (EURO) ở nhiều nước EU có tác dụng quan trọng gì?
A. Thống nhất tiền tệ, thức đẩy nên kinh tế Châu Âu phát triển
B. Thuận lợi cho việc trao đổi kinh tế hàng hóa giữa các nước
C. Thông nhất chế độ đo lường và dễ dàng trao đổi mua bán.
D. Thống nhất sự kiếm soát tài chính và tăng tính cạnh tranh.
Câu 18. Trụ sở chính của Liên minh châu Âu (EU) đặt ở đâu?
A. Luân Đôn.
B. Pari.
C. Beclin.
D. Brussels.
Câu 19. Sau chiến tranh lạnh Liên minh châu Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào ?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Trở thành đối trọng của Mĩ.
C. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.
D. Liên minh chặt chẽ với Nga.
Câu 20. Tháng 6 năm 1979, cho biết sự kiện nổi bật của Liên minh châu Âu (EU) ?
A. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
B. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành.
C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời.
D. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và EU được kí kết.
Câu 21. Ngoài ma túy, Maphia, các tội phạm thường xuyên xãy ra ở châu Âu là :
A. hối lộ, tham nhũng, bạo lực.
B. vấn đề sắc tộc và tôn giáo.
C. bài ngoại, tham nhũng.
D. bạo lực, tham nhũng.
Câu 22. Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ ở châu Âu là
A. khối quân sự NATO.
B. kế hoạch Macsan.
C. sự tồn tại hai nhà nước Đức.
D. nước Đức.
Câu 23. Đến đầu thập niên 70, Pháp đứng hàng thứ mấy trong nền sản xuất công nghiệp thế giới ?
A. Thứ 2.
B. Thứ 3.
C. Thứ 5.
D. Thứ 4.
Câu 24. Yếu tố bên ngoài nào giúp cho nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển:
A. giá nguyên liệu rẻ.
B. nguồn viện trợ của Mĩ.
C. hợp tác có hiệu quả.
D. giá nguyên liệu và nguồn viện trợ của Mĩ.
Câu 25. Nhờ vào đâu mà các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm:
A. cách mạng khoa học-kĩ thuật.
B. vai trò của nhà nước.
C. các cơ hội bên ngoài.
D. nguồn vốn của Mĩ.
Câu 26. Đến đầu thập niên 70, nước Tây Âu có nền công nghiệp đứng hàng thứ tư trong thế giới tư bản là:
A. CHLB Đức.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Italia.
Câu 27. Về quân sự biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ:
A. trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.
B. chống Liên Xô.
C. tham gia khối quân sự NATO.
D. thành lập nhà nước CHLB Đức.
Câu 28. Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991, nền kinh tế của nước nào bị khủng hoảng nặng nề nhất ?
A. Anh.
B. CHLB Đức.
C. Pháp.
D. Italia.
Câu 29. Trong giai đoạn 1950 -1973, thời kỳ ‘phi thực dân hóa’ xảy ra ở thuộc địa của những nước nào ?
A. Anh, Pháp, Hà Lan.
B. Italia, Anh, Bồ Đào Nha.
C. Tây Ban Nha, CHLB Đức, Mĩ.
D. Mĩ, Anh, Pháp.
Câu 30. Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) tác động đến xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt:
A. xu hướng thế giới đa cực.
B. xu hướng thế giới đơn cực.
C. xu hướng thế giới hai cực.
D. xu hướng thế giới đa cực nhiều trung tâm.
Xem thêm:
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8 (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6 (có đáp án)