Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 5 (có đáp án)
Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Lịch sử. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Lịch sử lớp 12 theo từng bài.
Bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Lịch sử lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
Câu 1. Khu vực đầu tiên bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi là
A. Bắc Phi.
B. Nam Phi
C. Tây Phi.
D. Đông Phi.
Câu 2. Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi là
A. Angiêri.
B. Ai Cập.
C. Ghinê.
D.Tuynidi.
Câu 3. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã vào năm
A. 1953.
B. 1960.
C. 1975.
D. 1980.
Câu 4. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi bùng nổ khi Chiến tranh thế giới thứ hai
A. bước vào giai đoạn cuối.
B. đang diễn ra vô cùng ác liệt.
C. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
D. đã hoàn toàn kết thúc.
Câu 5. Sau thắng lợi của nhân dân của nước nào chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã?
A. Môdămbích- Ănggôla.
B. Tuynidi- Marốc.
C. Angiêri- Ai Cập.
D. Gana- Ghinê.
Câu 6. Thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh là
A. năm 1959 với thắng lợi của cách mạng Cuba.
B. đến năm 1983 ở vùng Caribê có 13 quốc gia giành độc lập.
C. năm 1999 với việc Mĩ trả lại kênh đào Panama.
D. những năm 60 – 70 với sự phát triển phong trào đấu tranh chống Mĩ.
Câu 7. Quốc gia nào là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
A. Haiti.
B. Cuba.
C. Áchentina.
D. Mêxicô.
Câu 8. Tháng 1-1959, ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử tiêu biểu nào?
A. Mặt trận dân tộc giải phóng được thành lập.
B. Chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời.
C. Khời nghĩa vũ trang lan rộng khắp cả nước.
D. Quân giải phóng Cuba ra đởi.
Câu 9. Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các nước Mĩ Latinh lại bị lệ thuộc vào
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
Câu 10. Ý nghĩa cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là
A. lật đổ vương triều Pharúc.
B. mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
C. lập nên nước Cộng hòa Ai Cập.
D. lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
Câu 11. Năm 1960 lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” vì
A. giải phóng khu vực Bắc Phi.
B. lật đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở châu Phi.
C. chủ nghĩa Apácthai bị xóa bỏ.
D. có 17 nước châu Phi giành độc lập.
Câu 12. Một trong những ý nghĩa thắng lợi phong trào đấu tranh của nhân dân Môdămbích-Ănggôla năm 1975 là
A. mở đầu thời kỳ đấu tranh giành độc lập ở châu Phi thế kỉ XX.
B. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã.
C. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai.
D. thành lập nước cộng hòa đầu tiên ở châu Phi.
Câu 13. Một trong những ý nghĩa của bản Hiến pháp tháng 11-1993 ở Nam Phi là
A. đưa N.Manđêla lên làm tổng thống.
B. xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai.
C. đưa Nam Phi trở thành một nước cộng hòa.
D. lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ ở Nam Phi.
Câu 14. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới.
B. chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chế độ phân biệt chủng tộc.
D. chủ nghĩa phát xít.
Câu 15. Âm mưu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. biến thành đồng minh của mình.
B. xây dựng vùng hợp tác phát triển kinh tế vững mạnh.
C. biến thành “sân sau” của mình.
D. đầu tư kinh tế cho các nước Mĩ Latinh phát triển.
Câu 16. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ Latinh được mệnh danh là
A. “Hòn đảo tự do”.
B. “Lục địa mới trỗi dậy”.
C. “Đại lục núi lửa”.
D. “Lục địa bùng cháy”.
Câu 17. Trong thập niên 60-70 của thế kỉ XX Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì
A. thành công của cách mạng Cuba.
B. giành được độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân cũ.
C. sự sụp đổ của chế độ độc tài Batixta.
D. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ.
Câu 18. Mục đích Mĩ đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì sự tiến bộ” ở Mĩ Latinh là
A. khống chế, nô dịch các nước Mĩ Latinh.
B. giúp đỡ các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế.
C. lôi kéo các nước Mĩ Latinh, ngăn chặn ảnh hưởng cách mạng Cuba.
D. đàn áp các đấu tranh cách mang ở Mĩ Latinh.
Câu 19. Điểm chung về giai cấp lãnh đạo trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh là
A. tư sản dân tộc.
B. công nhân.
C. nông dân.
D. tiểu tư sản.
Câu 20. Nguyên nhân nào dẫn đến sự xóa bỏ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apácthai) ?
A. Do thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.
B. Cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ của nhân Nam Phi.
C. Sự thắng lợi của cách mạng ở Bắc Phi.
D. Nenxơn Manđêla lên làm tổng thống.
Câu 21. Vai trò của Tổng thống Nenxơn Manđêla đối với đất nước Nam Phi là
A. đưa Nam Phi trở thành quốc gia phát triển.
B. cầu nối trong quốc tế hòa giải dân tộc ở Nam Phi.
C. người lãnh đạo chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
D. đưa Nam Phi trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 22. “Chủ nghĩa Apácthai” có nghĩa là
A. một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới.
B. một chế độ độc tài chuyên chế.
C. một biểu hiện của chế độ chiếm nô.
D. một chế độ phân biệt chủng tộc hết sức tàn bạo.
Câu 23. Mĩ Latinh là “sân sau” của Mĩ vì
A. bị Mĩ khống chế, lệ thuộc về kinh tế, chính trị và ngoại giao vào Mĩ.
B. là các nước nằm trong cùng một khối quân sự với Mĩ.
C. nơi có trình độ phát triển thấp, phải nhận viện trợ từ Mĩ.
D. là khu vực chiếm đóng trực tiếp của quân đội Mĩ.
Câu 24. Cuộc tấn công pháo đài Môncađa (26-7-1953) mở ra giai đoạn mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba vì
A. giành được thắng lợi nhanh chóng, lật đổ chế độ độc tài Batixta.
B. thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đất nước.
C. đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động nắm quyền ở Cuba.
D. lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng, mở rộng căn cứ khắp Cuba.
Câu 25. Chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ là do
A. ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
B. phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ, giành thắng lợi ở Mĩ Latinh.
C. sự phát triển nhanh chóng của kinh tế khu vực Mĩ Latinh.
D. thắng lợi cách mạng của nhân dân Caribê.
Câu 26. Phiđen Cátxtơrô giữ vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc Cuba?
A. Khởi xướng phong trào cách mạng văn hóa ở Cuba.
B. Đưa Cuba trở thành nước dân chủ tiến bộ.
C. Lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài Batixta.
D. Đưa kinh tế, văn hóa Cuba phát triển một cách nhanh chóng.
Câu 27. “Chế độ độc tài Batixta” là
A. sự cai trị của một đảng độc quyền.
B. chính quyền thân Mĩ do Batixta đứng đầu ở Cuba.
C. nhà nước cai trị dựa trên hệ thống giáo lý tôn giáo.
D. thể chế nhà nước không có hệ thống luật pháp.
Câu 28. Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển phong đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. giai cấp tư sản trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo.
B. chủ nghĩa thực dân châu Âu suy yếu.
C. sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân châu Phi.
D. phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.
Câu 29. Điểm khác nhau cơ bản giữa chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi với chính sách cai trị của nhà nước tự xưng IS hiện nay là
A. thực hiện chính sách cực đoan, tàn sát nhiều người vô tội.
B. lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở để phân biệt, kì thị.
C. phân biệt, đối xử, kì thị tàn bạo dựa trên sắc tộc.
D. sử dụng giáo lí tôn giáo làm cơ sở để xây dựng luật pháp.
Câu 30. Điểm khác nhau cơ bản trong mục tiêu phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh với châu Phi thế kỉ XX là
A. đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.
B. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
C. giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập.
D. chống sự phân biệt sắc tộc.
Xem thêm:
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6 (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4 (có đáp án)