Cách Sống
Tác giả: Inamori Kazuo
Về tác giả:
Inamori Kazuo một doanh nhân hết sức thành đạt trong việc sáng lập và điều hành tập đoàn Kyocera lớn mạnh của Nhật Bản. Ông sẽ đem đến cho chúng ta những tư tưởng về Cách Sống. Đây là tập hợp những triết lý mà ông đúc rút ra được từ thực tế sau bao nhiêu năm gian nan xây dựng công ty.
Review sách:
Như các bạn đã biết nước Nhật Bản là một đất nước rất đặc biệt. Một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên chịu nhiều thiên tai, sóng thần nhưng nền kinh tế của họ vẫn nằm trong tốp đầu của thế giới. Họ đã làm được nhiều điều thần kỳ mà thế giới rất ngưỡng mộ.
Điển hình như sau năm 1945, dù là một nước thua trận và chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh. Nhưng nhờ các cải cách của lãnh đạo và tinh thần của người dân Nhật thì tầm vài năm sau kinh tế của họ đã đạt những bước tiến vượt bậc. Vì sao họ làm được kỳ tích như vậy? Có lẽ quyển sách Cách sống – Từ bình thường trở nên phi thường của tác giả Inamori Kazuo sẽ lý giải một phần nào đó của câu hỏi này.
Sau đây là một vài điểm nhấn của quyển sách, mình xin chia sẻ với các bạn:
1. Ý nghĩa cuộc sống của con người là nâng cao nhân cách và sống là quá trình mài giũa tâm hồn, trở thành con người tốt hơn so với khi được sinh ra. Sự vất vả chính là cơ hội để chúng ta rèn luyện nhân cách.
2. Tâm hồn trở nên thanh cao hay thấp hèn phụ thuộc vào việc chúng ta đã và sẽ sống như thế nào.
3. Quá trình lao động vất vả , đổ mồ hôi nước mắt – tinh tấn trên đồng ruộng – quá trình tự cày xới bản thân, mài giũa tâm hồn, rèn đúc nhân cách, đưa con người ông lên tầm cao mới.
4. Tư duy triết học sinh ra từ những giọt mồ hôi, và tâm hồn cũng được tôi luyện trong lao động hàng ngày. Mọi thành tựu bắt nguồn từ những trăn trở, nỗ lực của con người.
5. Lao động không chỉ sản sinh giá trị kinh tế mà còn nâng giá trị con người.
6. Lao động, tự thân nó là quá trình tu hành.
7. Cuộc đời tốt đẹp sẽ mở ra đối với người luôn nghĩ điều thiện. Còn cuộc đời sẽ không suôn sẻ đối với người chỉ nghĩa điều ác.
8. “Kho tàng trí tuệ”, hay gọi cách khác là “Giếng trí khôn” đó không thuộc sở hữu của con người mà là con người được Trời Phật ban cho khả năng tư duy – lĩnh hội những chân lý phổ biến tích trữ trong kho tàng trí tuệ – nên tri thức mà loài người có được ngày một phong phú và nền văn minh nhân loại ngày càng phát triển.
9. Con người hiện đại đã thành công trong việc xây dựng nền văn minh cao dựa trên nền tảng khoa học, kỹ thuật tiên tiến và đang thụ hưởng cuộc sống vật chất sung túc. Nhưng mặt khác , con người đang lãng quên vai trò quan trọng của đời sống tinh thần, của tâm hồn.
10. Nếu đứt tay, đứt chân thì “Suy nghĩ chảy ra chứ không phải máu chảy ra”. Tập trung suy nghĩ, mãnh liệt suy nghĩ. Đó là nguồn động lực sáng tạo của con người.
11. Thà tập trung đội ngũ nhân viên bình thường còn hơn đội ngũ giỏi giang, sắc bén nhưng chỉ biết vận dụng sự giỏi giang, sắc bén để ẩn trú trong an toàn, tránh né cái mới.
12. Nếu sống hết hết mình, sống cật lực cho ngày mai sẽ nhìn thấy tương lai xa… Điều này có nghĩa là, chúng ta cần phải dồn sức, sống cho khoảnh khắc hiện tại. Sống cho khoảnh khắc hiện tại thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ nhìn thấy tương lai.
13. Đáp án thực ra luôn có ở hiện trường. Nhưng để có được đáp án, về mặt tinh thần, chúng ta phải có quyết tâm “nhất định không chịu thất bại”. Về mặt vật chất, chúng ta để tâm quan sát kỹ càng hiện trường, tìm hiểu sự việc.
14. Tương lai là do sự lựa chọn của chúng ta ngay từ bây giờ.
15. “Sống nghiêm túc mỗi ngày”. Điều tưởng như bình thường đó lại là một trong những nguyên lý, nguyên tắc tạo nền móng cho cách sống hết sức quan trọng.
16. Việc “biết” và việc “làm được” là hai việc khác nhau. Đừng nghĩ rằng cứ “biết” là sẽ “làm được”.
17. Muốn tạo ra sự vật phải có những con người có tính “ tự bốc cháy”, tự bản thân họ có thể bùng cháy ngọn lửa nhiệt tình. Tôi dùng từ “tự bốc cháy” để diễn đạt điều này.
18. Người học tập siêng năng là người gạt bỏ mọi ham muốn tầm thường hay những thói quen vô bổ, chiến thắng sự lười biếng và là người sẵn sàng đương đầu với mọi nghịch cảnh.
19. Việc theo đuổi lợi nhuận không phải là việc xấu, không phải là tội ác. Nhưng phương pháp tìm kiếm lợi nhuận phải là phương pháp phù hợp với đạo làm người, không cho phép tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách.
20. Ngay cả loài thú ăn thịt đã no bụng cũng không tiếp tục săn mồi. Đó là bản năng, đồng thời cũng là cách sống “tri túc” nên thế giới tự nhiên mới có thể tồn tại trong sự cân bằng và ổn định. Chẳng phải là con người cũng cần học cung cách “điều độ” của muôn loài trong thế giới tự nhiên đó sao?.
Nếu các bạn thấy hay, mong các bạn mua sách gốc ủng hộ tác giả nhé.
Theo: fb.com/profile.php?id=100058808989423
Đoạn trích hay:
Không ngừng suy nghĩ ngay cả trong giấc ngủ
“Ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh, để triển khai những kế hoạch mới, để tạo ra một sản phẩm mới nếu chỉ suy nghĩ trong đầu không thôi thì phần lớn chúng ta chỉ nghĩ tới khó khăn và những cản trở.
Nếu cứ theo cung cách thông thường đó thì sự việc không trục trặc cũng phải trục trặc. Còn nếu thực sự có ý định làm gì thì điều không thể thiếu là phải có tư duy mãnh liệt, khát vọng mãnh liệt.
Để biến điều “không thể” thành “có thể” thì trước hết phải suy nghĩ mãnh liệt tới mức “điên khùng”. Tiếp đến là phải có niềm tin rằng sẽ làm được. Và cuối cùng quá trình lao động nỗ lực hướng về phía trước.
Đó là phương thức duy nhất để chúng ta đạt tới mục tiêu trong cả hoạt động kinh doanh lẫn trong cuộc đời.”
Xem thêm:
Tóm tắt sách Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
Tóm tắt sách 7 Chiến Lược Thịnh Vượng Và Hạnh Phúc
Tóm tắt sách Đắc Nhân Tâm