Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (Có đáp án)
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.
Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
Câu 1: Quần xã là
A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.
-B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định.
D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định.
Câu 2: Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là
A. làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
B. làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau
C. làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
D. giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
Câu 3: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?
A. Các con dế mèn trong một bãi đất
B. Các con cá trong một hồ tự nhiên
C. Các con hổ trong một khu rừng
D. Các con lươn trong một đầm lầy
Câu 4: Các đặc trung cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
Câu 5: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ – con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại
B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài
Câu 6: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện
A. độ nhiều
B. độ đa dạng
C. độ thường gặp
D. sự phổ biến
Câu 7: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã
B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã
C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật
Câu 8: Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loại cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân do:
A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.
C. cá khai thác quá mức động vật nổi.
D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
Câu 9: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là
A. cỏ bợ
B. trâu, bò
C. sâu ăn cỏ
D. bướm
Câu 10: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã cho
A. số lượng cá thể nhiều
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoạt động mạnh
Câu 11: Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài?
A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm
B. Quan hệ kí sinh – vật chủ.
C. Quan hệ hội sinh
D. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi
Câu 12: Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính?
-A. Quan hệ hội sinh.
B. Quan hệ kí sinh – vật chủ.
C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
D. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
Câu 13: Những mối quan hệ nào sau đây luôn cho một loài có lợi và một loài có hại?
A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh – vật chủ.
B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
C. Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
D. Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 14: Trong một quần xã, nhóm loài nào sau đây có vai trò quan trọng nhất?
A. Loài ngẫu nhiên.
B. Loài chủ chốt.
C. Loài ưu thế.
D. Loài đặc trưng.
Câu 15: Trong quần xã, loài chủ chốt có vai trò
A. kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác.
B. thúc đẩy sự tăng số lượng cá thể của các loài khác.
C. thay thế cho loài ưu thế khi loài ưu thế bị suy vong.
D. quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.