Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Sinh / Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành loài

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành loài

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành loài (Có đáp án)
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.

Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.

Chúc các em học tập và thi tốt.

Câu 1: Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò:
A. làm phân hóa vốn gen của các quần thể
B. duy trì sự toàn vẹn của loài
C. sàng lọc kiểu gen có kiểu hình thích nghi
D. tạo ra kiểu gen thích nghi

Câu 2: Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì:
A. Không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền
B. Hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm
C. Hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh
D. Cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 3: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng:
A. Động vật ít di chuyển
B. Thực vật và động vật ít di chuyển
C. Động, thực vật
D. Thực vật

Câu 4: Vai trò của điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài mới là
A. nhân tố tạo điều kiện cho sự cách li sinh sản và cách li di truyền.
B. nhân tố tác động trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
C. nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau
D. nhân tố tạo ra những kiểu hình thích nghi với những điều kiện địa lí khác nhau

Câu 5: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Cách li địa lí
D. Đột biến

Câu 6: Thí nghiệm của Dodd trên ruồi giấm chứng minh sự hình thành loài bằng cách li nào?
A. Sinh thái
B. Tập tính
C. Địa lí
D. Lai xa và đa bội hoá

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể
B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới

Câu 8: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
A. Sự thay đổi điều kiện địa lí
B. Sự cách li địa lí
C. Đột biến
D. CLTN

Câu 9: hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài :
A. Động vật bậc cao
B. Động vật
C. Thực vật
D. Có khả năng phát tán mạnh

Câu 10: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, phát biểu nào dưới đây là không đúng:
A. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức có cả ở động vật và thực vật.
B. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lý rồi thành loài mới.
C. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
D. Khi loài mở rộng khu phân bố điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lý sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.

Câu 11: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng cách li địa lý có thể có sự tham giá của các yếu tố ngẫu nhiên
B. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lý
C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất
D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật

Câu 12: Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lý, điều nào sau đây không đúng?
A. Thường dễ xảy ra đối với các loài hay di động xa
B. Sự hình thành loài mới cần có sự cách li của các chướng ngại địa lý
C. Trong cùng một khu vực địa lý, từ một loài ban đầu có thể hình thành nên nhiều loài mới
D. Điều kiện địa lý là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi

Câu 13: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, chướng ngại địa lý (cách li địa lý) có vai trò
A. ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể
B. quy định chiều hướng của chọn lọc tự nhiên
C. hình thành các đặc điểm thích nghi mới
D. định hướng quá trình tiến hóa

Câu 14: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, nhân tố tiến hóa nào sau đây nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm chậm sự hình thành loài mới?
A. Đột biến
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Giao phối không ngẫu nhiên
D. Di – nhập gen