Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 23: Ôn tập phần Di truyền học (Có đáp án)
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.
Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
Câu 1: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
A. đột biến gen
B. đột biến NST
C. biến dị tổ hợp
D. biến dị đột biến
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma
B. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, còn có các gen quy định các tính trạng thường
C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY
D. Ở tất cả các loài động vật, NST giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái
Câu 3: Thao tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kỹ thuật chuyển gen?
A. Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
B. Nối gen của tế bào cho và plasmit của vi khuần tạo nên ADN tái tổ hợp.
C. Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ pôlietilen glycol để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai.
D. Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai.
Câu 4: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen
B. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai
C. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới
D. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái
Câu 5: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBBdd có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:
A. 12 và 4
B. 8 và 27
C. 27 và 8
D. 18 và 4
Câu 6: Cho một cây tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 43,75% cây hoa đỏ: 56,25% cây hoa trắng. Trong số những cây hoa đỏ ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là:
A. 3/7
B. 1/16
C. 1/4
D. 1/9
Câu 7: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Một thể đột biến bị mất 1 đoạn ở NST số 1, đảo 1 đoạn ở NST số 5. Khi giảm phân bình thường sẽ có bao nhiêu phần trăm giao tử mang đột biến?
A. 50%
B. 25%
C. 75%
D. 12,5%
Câu 8: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
A. đột biến gen
B. đột biến NST
C. biến dị tổ hợp
D. biến dị đột biến
Câu 9: Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là
A. lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn
B. tứ bội hóa các tế bà thu được do lai xa
C. lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau
D. cho tự thụ phấn bắt buộc
Câu 10: Ở người alen A : mắt đen, a : mắt nâu ; B : không bị bệnh pheninketo niệu (bình thường), b : bệnh pheninketo niệu. Các gen này nằm trên NST thường. Một cặp vợ chồng bình thường sinhh người con đầu lòng mắt nâu và bị bệnh pheninketo niệu. Họ dự định sinh tiếp 2 người con. Nếu họ muốn sinh 2 người con đều mắt đen và không bị bệnh thì khả năng thực hiện mong muốn đó là bao nhiêu %? Biết rắng, hai gen này phân li độc lập.
A. 27/256
B. 81/256
C. 243/256
D. 1024/4096
Câu 11: Cho một số bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Hội chứng Đao.
(3) Hội chứng Tơcnơ.
(4) Bệnh máu khó đông.
Những bệnh hoặc hội chứng bệnh có nguyên nhân do đột biến gen là:
A.(1) và (2).
B.(3) và (4).
C.(2) và (3).
D.(1) và (4).
Câu 12: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến có kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn như sau:
(1) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo mọc thành cây.
(2) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
(3) Cho các cây kháng bệnh tự thụ phấn đề tạo dòng thuần.
(4) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
Quy trình tạo giống đúng theo thứ tự là
A.(1) → (4) → (2) → (3).
B.(1) → (4) → (3) → (2).
C.(4) → (1) → (3) → (2).
D.(4) → (1) → (2) → (3).
Câu 13: Cho các quần thể ngẫu phối dưới đây:
(1) 100% Aa.
(2) 25% AA + 50% Aa + 25% aa = 1.
(3) 35% AA + 18% Aa + 47% aa = 1.
(4) 100% AA.
(5) 25% AA + 75% Aa = 1.
Số quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 14: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AA : 0,4Aa : 0,5 aa. Theo lí thuyết, ở thế hệ F3 loại kiểu gen aa chiếm tỉ lệ là:
A. 50%
B. 60%.
C. 65%
D. 67,5%