Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (Có đáp án)
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.
Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
Câu 1: Chọn loại cây trồng thích hợp trong số các loài dưới đây để có thể áp dụng cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao?
A. cây lúa
B. Cây đậu tương
C. cây ngô
D. cây củ cải đường
Câu 2: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp :
A. nuôi cấy hạt phấn, lai xoma
B. cấy truyền phôi
C. chuyển gen từ vi khuẩn
D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo
Câu 3: Cônsixin thường dùng để gây đột biến:
A. thể tam bội
B. Thể đa bội
C. số lượng nhiễm sắc thể
D. cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 4: Trong chọn giống, người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hóa học đối với:
A. vi sinh vật, vật nuôi
B. vi sinh vật, cây trồng
C. vật nuôi, cây trồng
D. vật nuôi
Câu 5: Cơ chế tác dụng của cônsixin là:
A. Làm cho 1 cặp NST không phân li trong quá trình phân bào.
B. Làm đứt tơ của thoi vô sắc do đó toàn bộ NST trong TB không phân li trong quá trình phân bào.
C. Gây sao chép nhầm hoặc biến đổi cấu trúc của gen gây đột biến đa bội.
D. Ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc do đó toàn bộ NST không phân li trong quá trình phân bào.
Câu 6: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở
A. Vi sinh vật
B. Động vật
C. Cây trồng
D. Động vật bậc cao
Câu 7: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây nêu dưới dây để có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao
A. Cây lúa
B. Cây đậu tương
C. Cây củ cải đường
D. Cây ngô
Câu 8: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là:
A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó
B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên
C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân
Câu 9: Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :
A. cừu cho nhân
B. Cừu cho trứng
C. cừu cho nhân và cho trứng
D. cừu mẹ
Câu 10: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
A. thực vật và vi sinh vật
B. động vật và vi sinh vật
C. động vật bậc thấp
D. động vật và thực vật
Câu 11: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh
B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm
C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại
Câu 12: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
B. Cấy truyền phôi
C. Nuôi cấy hạt phấn
D. Dung hợp tế bào trần
Câu 13: Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành
A. Các giống cây trồng thuần chủng
B. Các cây đơn bội
C. Cây trồng đa bội hoá để có dạng hữu thụ
D. Cây trồng mới do đột biến nhiễm sắc thể
Câu 14: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau có thể tạo ra nhiều con vật quí. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là
A. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng
B. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất
C. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là AND và nhiễm sắc thể
D. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình