Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Sinh / Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể (Có đáp án)

Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.

Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.

Chúc các em học tập và thi tốt.

Câu 1: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó:
A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ
B. số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ
C. tần số alen vfa tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ
D. tấn số alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ

Câu 2: Nói một quần thể ở thời điểm nào đó có ở trạng thái cân bằng di truyền hay không là nói đến đặc trưng nào?
A. tần số các kiểu gen
B. Tần số tương đối các alen
C. tần số các kiểu gen
D. tần số gặp gỡ giữa các cá thể đực và cái

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?
A. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung
C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể
D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên

Câu 4: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về quần thể ngẫu phối?
A. các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết
B. có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình
C. quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn đến sự đa hình của quần thể
D. tần số kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng và kiểu gen dị hợp ngày càng giảm

Câu 5: Cho biết ơ 1 loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, Thế hệ xuất phát (F0) gồm 90% số cây hoa đỏ và 10% số cây hoa trắng. Thế hệ F1 gồm 84% số cây hoa đỏ và 16% số cây hoa trắng. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Cấu trúc di truyền ở thế hệ F0 là: 0,24AA : 0,66Aa : 0,1aa.
B. Tỉ lệ cá thể đồng hợp ở F1 chiếm 88%
C. Tỉ lệ cá thể dị hợp ở F2 chiếm 33%.
D. Tỉ lệ cá thể đồng hợp trội ở F2 ít hơn tỉ lệ cá thể đồng hợp trội ở F1.

Câu 6: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A.Vốn gen của quần thể
B.Tính trạng của quần thể
C.Kiểu hình của quần thể
D.Thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 7: Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền nổi bật là :
A. tần số các alen luôn biến đổi qua các thế hệ
B. tần số kiểu gen luôn biến đổi qua các thế hệ
C. duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể
D. tần số các alen không đổi nhưng tấn số các kiêủ gen thì liên tục biến đổi

Câu 8: Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là d AA: h Aa: r aa (với d + h + r = 1). Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q ≥ 0 ; p + q = 1). Ta có:
A. p = d +h/2 ; q = r + h/2
B. p = r + h/2; q = d + h/2
C. p = h +d/2; q = r + d/2
D. p = d + h/2; q = h + d/2

Câu 9: Trong quần thể ngẫu phối có sự cân bằng di truyền,người ta có thể tính được tần số các alen của một gen đặc trưng khi biết được số cá thể :
A. kiểu hình lặn
B. Kiểu hình trung gian
C. kiểu hình trội
D. Kiểu gen đồng hợp

Câu 10: Điều nào là không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec ?
A. quần thể phải đủ lớn,tần số gặp gỡ các cá thể đực và cái là ngang nhau
B. không có hiện tượng phát tán,du nhập gen
C. không phát sinh đột biến ,không xảy ra chọn lọc tự nhiên
D. các kiểu gen khác nhau phải có sức sống khác nhau

Câu 11: Một quần thể có thành phần KG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là
A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa
B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa
C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
D. 0,6AA: 0,4Aa

Câu 12: Khi nói về di truyền quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen và tần số các alen luông được duy trì không đổi qua các thế hệ.
B. Quần thể ngẫu phối thường kém thích nghi hơn quần thể tự phối.
C. Trong quần thể tự phối, tần số các alen thường không thay đổi qua các thế hệ
D. Tần số các alen trong quần thể ngẫu phối thường ổn định dưới tác dụng của CLTN và đột biến.

Câu 13: Một quần thể chuột khởi đầu có số lượng 3000 con, trong đó chuột lông xám đồng hợp là 2100 con, chuột lông xám dị hợp là 300 con, chuột lông trắng là 600 con. Biết màu lông do 1 gen gồm 2 alen (A và a) quy định. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể trên là:
A. A = 0,7 ; a = 0,3
B. A = 0,6 ; a = 0,4
C. A = 0,75 ; a = 0,25
D. A = 0,8 ; a = 0,2

Câu 14: Giả sử mộ quàn thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về ột gen có hai alen ( A trội hoàn toàn so với a). Sau đó con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể này sẽ hay đổi theo hướng:
A. tần số alen A và alen a đều giảm đi
B. tàn số alen A và alen a đều không thay đổi
C. tần số alen A giảm đi và tần số alen a tăng lên
D. tần số alen A tăng đi và tần số alen A giảm đi

Câu 15: Ở 1 loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, alen A quy định quả tròn, a quy định quả bầu dục. Thế hệ xuất phát của 1 quần thể có 100% cây quả tròn. Ở thế hệ F3 tỉ lệ kiểu hình là 13 tròn : 7 bầu dục. Ở thế hệ xuất phát, trong số các cây quả tròn thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ là
A. 20%
B. 10%
C. 25%
D. 35%