Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Sinh / Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2 (Có đáp án)

Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.
Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.

Câu 1: Cơ sở giải thích cho sự phân hóa đực: cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do:
A. tỉ lệ sống xót của hợp tử đực và hợp tử cái nganh nhau
B. số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau
C. một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau
D. khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái bằng nhau

Câu 2: Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội 2n = 16. Quá trình nguyên phân liên tiếp 5 lần từ tế bào sinh dục sơ khai đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 527 NST. Tế bào sinh dục sơ khai có bộ NST như thế nào?
A. Tế bào có bộ NST là 2n+ 1
B. Tế bào có bộ NST là 2n
C. Tế bào có bộ NST là 2n – 1
D. Tế bào có bộ NST là 2n +2

Câu 3: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy
B. 100% cá chép không vảy
C. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy
D. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy

Câu 4: Nếu số lượng NST trong một tế bào lưỡng bội ở pha G1 của chu kì tế bào là 24, thì số phân tử ADN của một tế bào ở kì sau của giảm phân I sẽ là
A. 96
B. 12
C. 24
D. 48

Câu 5: Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền
A. Qua tế bào chất
B. Tương tác gen, phân ly độc lập
C. Trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập
D. Tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn

Câu 6: Khi nói về biến dị của sinh vật, nhận định nào dưới đây là không đúng?
A. đột biến di truyền được, còn thường biến không di truyền được
B. đột biến là sự biến đổi theo hướng xác định, còn thường biến xảy ra trên một số cá thể
C. đột biến là sự biến đổi trong kiểu gen, thường biến là sự biến đổi trong kiểu hình
D. đột biến là sự biến đổi đột ngột không xác định, thường biến diễn ra đồng loạt tương ứng với điều kiện môi trường

Câu 7: Cho biết giao tử đực lưỡng bội không có khả năng thụ tinh, gen A trội hoàn toàn so với gen a. ở phép lai♂ Aaa x ♀AAaa, cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con thế nào ?
A. 17: 1
B. 8: 1
C. 11:1
D. 5:1

Câu 8: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền độc lập khi lai nhiều cặp tính trạng là
A. Các alen tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh
B. Các cặp alen đang xét nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
C. Các cặp alen là trội- lặn hoàn toàn
D. Số lượng cá thể đủ lớn.

Câu 9: Một gen ở tế bào nhân sơ có 2400 nucleotit. Trên mạch 1 của gen, hiệu số tỉ lệ % giữa A với T bằng 20% số nucleotit của mạch. Trên mạch 2 có số nucleotit loại A chiếm 15% số nucleotit của mạch và bằng 1/2 spps nucleotit của G. Khi gen phiên mã mộ số lần đã lấy từ môi trường nội bào 540 nucleotit loại U. Số lượng nucleotit từng loại trên mARN được tổng hợp từ gen nói trên là:

A. A=180, U=420, X=360, G=240
B. A=840, U=360, X=720, G=480
C. A=180, U=420, X=240, G=360
D. A=420, U=180, X=360, G=240

Câu 10: Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 căp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:
A. AB//ab x AB//ab; hoán vị 2 bên với f = 25%
B. Ab//aB x aB//ab; f = 8,65%
C. AB//ab x Ab//ab; f = 25%
D. Ab//aB x Ab//ab; f = 37,5%

Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng với cơ chế điều hòa hoạt động gen trong operon Lac ở vi khuẩn đường ruột E. coli?
A. Khi môi trường có lactozo và không có lactozo, gen R đều tổng hợp protein ức chế để điều hòa hoạt động của operon Lac.
B. Vùng khởi động là trình tự nucleotit mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã.
C. Mõi gen cấu trúc Z, Y, A đều có một vùng điều hòa bao gồm vùng khởi động và vùng vận hành.
D. Vùng vận hành là trình tự nucleotit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.

Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng với đột biến cấu trúc đỏa đoạn NST?
A. Đảo đoạn là nguyên nhân gây bệnh ung thư máu ở người
B. Đảo đoạn không làm thay đổi trình tự phân bố gen trên các NST
C. Đảo đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza ở lúa đại mạch
D. Đảo đoạn góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

Câu 13: Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn được F1 toàn quả dẹt; F2 gồm 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào?
A. Tương tác át chế
B. Tương tác cộng gộp
C. Trội không hoàn toàn
D. Tương tác bổ trợ

Câu 14: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ làm giống từ số quả đỏ ở F1 là
A. 1/64
B. 1/27
C. 1/32
D. 27/64