Trắc nghiệm Sinh học 12 – Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (Có đáp án)
Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Sinh học. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về Sinh học lớp 12 theo từng bài.
Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.
Chúc các em học tập và thi tốt.
Câu 1: Mã di truyền có tính thái hóa là do:
A. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitamin
B. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nucleotit
C. Số loại axitamin nhiều hơn số loại nucleotit
D. Số loại axitamin nhiều ơn số loại mã di truyền
Câu 2: Gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạp nên thành phần cấu trúc chức năng của tế bào là:
A. Gen khởi động
B. Gen mã hóa
C. Gen vận hành
D. Gen cấu trúc
Câu 3: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’→3’
D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây của mã di truyền là sai?
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit
B. Mã di truyền có đặc thù riêng cho từng loài
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin
D. Mã di truyền mang tính thoái hóa
Câu 5: Chức năng nào sau đây của ADN là không chính xác?
A. Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể
B. Đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa thông qua các đột biến của ADN
C. Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein
D. Duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào của cơ thể
Câu 6: Gen là gì?
A. 1 đoạn phân tử ADN mã hoá cho 1 phân tử ARN và một chuỗi polipeptit
B. 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 phân tử ARN hay 1 chuỗi polipeptit
C. 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 phân tử ARN và một chuỗi polipeptit
D. 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một phân tử ARN hay 1 chuỗi polipeptit
Câu 7: Có bao nhiêu bộ ba mã hoá axit amin?
A. 64
B. 63
C. 61
D. 60
Câu 8: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X
B. Nguyên tắc bán bảo toàn
C. Nguyên tắc bổ sung A-U, G-X
D. Đáp án A và B
Câu 9: Một trong những điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi ADN giữa tế bào sinh vật nhân sơ và tế bào sinh vật nhân thực là gì?
A. Số lượng các đơn vị nhân đôi
B. Nguyên tắc nhân đôi
C. Nguyên liệu dùng để tổng hợp
D. Chiều tổng hợp
Câu 10: ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?
A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung
B. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc nửa gián đoạn
C. Theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc nửa gián đoạn
D. Theo nguyên tắc nửa gián đoạn và nguyên tắc bổ sung
Câu 11: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza:
A. tham gia vào quá trình tháo xoắn và phá vỡ các liên kết hidro
B. di chuyển cùng chiều trên hai mạch của phân tử ADN mẹ
C. di chuyển ngược chiều nhau trên hai mạch của phân tử ADN mẹ
D. nối các đoạn okazaki lại với nhau thành chuỗi polinucleotit
Câu 12: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?
A. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền
B. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
D. Mã di truyền được dọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.
Câu 13: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò:
A. tách hai mạch đơn của phân tử ADN
B. nối các đoạn okazaki với nhau
C. tháo xoắn phân tử ADN
D. tổng hợp và kéo dài mạch mới
Câu 14: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tự tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
A. 6
B. 3
D. 4
C. 5
Câu 15: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y
Câu 16: Gen không phân mảnh có
A. vùng mã hoá liên tục.
B. vùng mã hoá không liên tục.
C. cả exôn và intrôn.
D. các đoạn intrôn.
Câu 17: Khi nói về quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
Câu 18: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại aa.
B. Với 3 loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại bộ ba mã hóa aa.
C. Tính phổ biến của mã di truyền có nghĩa là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền.
D. Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin.
Câu 19: Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sao đây là không đúng?
A. Bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin methionin.
B. Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X.
C. Mỗi axit amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa.
D. Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’ → 3’ trên mạch mang mã gốc.
Câu 20: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:
A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN
B. đều theo nguyên tắc bổ sung
C. đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza
D. đều có sự hình thành các đoạn okazaki