Home / Môn GDCD 12 / Trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống

Trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống

Trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (Có đáp án)

Để giúp các em lớp 12 học tập và ôn thi THPT môn Giáo Dục Công Dân. Chính vì thế mà Tailieuvui cùng chia sẻ với các em bộ câu hỏi về GDCD lớp 12 theo từng bài.

Với bộ câu hỏi bám sát với từng bài học trong sách Sinh học lớp 12, giúp các em cũng cố lại kiến thức.

Chúc các em học tập và thi tốt.

Câu 1. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính phổ cập.
C. Tính rộng rãi.
D. Tính nhân văn.

Câu 2. Ý nào sau đây là đúng khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật là chuẩn mực thuộc đời sống tỉnh thân, tình cảm của con người.
B. Pháp luật là những quy định về những hành vi không được làm.
C. Pháp luật là những quy định về những hành vi được làm.
D. Pháp luật là hệ thông các quy tắc xử sự chung.

Câu 3. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
D. Tính bắt buộc chung.

Câu 4. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật
A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. do Nhà nước ban hành.
C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.
D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 5. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?
A. Pháp luật
B. Giáo dục.
C. Thuyết phục
D. Tuyên truyền.

Câu 6: Pháp luật được hình thành trên cơ sở các:
A. Quan điểm chính trị
B. Chuẩn mực đạo đức
C. Quan hệ kinh tế – xã hội
D. Quan hệ chính trị – xã hội

Câu 7. Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tỉnh thần, tình cảm.
B. quy định các hành vi không được làm.
C. quy định các bốn phận của công dân.
D. các quy tắc xử sự chung.

Câu 8. Nội dung nào của văn bản luật dưới đây không phải là văn bản dưới luật?
A. Nghị quyết.
B. Luật Hôn nhân và Gia đình.
C. Chỉ thị.
D. Nghị định.

Câu 9. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của phâp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhân dân.
D. Bản chất dân tộc.

Câu 10. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ?
A. Nên làm
B. Được làm.
C. Phải làm
D. Không được làm.

Câu 11 : Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại… kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là…
A. 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – xã hội chủ nghĩa
B. 4 – phong kiến – chủ nô – tư sản – xã hội chủ nghĩa
C. 4 – chiếm hữu nô lệ – phong kiến – tư bản – xã hội chủ nghĩa
D. 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – xã hội chủ nghĩa

Câu 12: Pháp luật Xã hội Chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp:
A. Nhân dân lao động
B. Giai cấp cầm quyền
C. Giai cấp tiến bộ
D. Giai cấp công nhân

Câu 13: Pháp luật do nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của:
A. Giai cấp vô sản
B. Đa số nhân dân lao động
C. Giai cấp công nhân
D. Đảng công sản Việt Nam

Câu 14: Pháp luật do nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của:
A. Giai cấp vô sản
B. Đa số nhân dân lao động
C. Giai cấp công nhân
D. Đảng công sản Việt Nam

Câu 15: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội
C. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội
D. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động

Câu 16: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung
B. Pháp luật có tính quyền lực
C. Pháp luật có tính bắt buộc chung
D. Pháp luật có tính quy phạm

Câu 17: Pháp luật là:
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương

Câu 18. Chuẩn mực về những việc được làm, việc phải làm, việc không được làm là:
A. Đạo đức.
B. pháp luật.
C.kinh tế.
D. chính trị.

Câu 19. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng
A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. trong một số lĩnh vực quan trọng.
C. đối với người vi phạm
D. đối với người sản xuất kinh doanh.