Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Địa lý / Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Phần Địa lý Kinh Tế lớp 12
(Có đáp án)

Câu 1: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là :
A. Khoáng sản.
B. Hàng công nghiệp nặng.
C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công.
D. Hàng nông, lâm, thuỷ sản.

Câu 2: Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì
A. giá cả hợp lý.
B. nhiều bãi biển đẹp.
C. không có mùa đông lạnh.
D. cơ sở lưu trú tốt.

Câu 3: Đây là một trong những đổi mới về cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.
A. Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khu vực II và III.
B. Từng bước hội nhập vào thị trường thế giới.
C. Mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương.
D. Duy trì và phát triển ở các thị trường truyền thống.

Câu 4: Chuyển biến cơ bản của Ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là:
A. tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục.
B. có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực
C. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.
D. có nhiều bạn hàng lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 5: Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có
A. hàng hóa ít.
B. kinh tế chậm phát triển.
C. dân cư đông đúc.
D. khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Câu 6: Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là :
A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế – Đà Nẵng
B. Hà Nội, Huế – Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
C. Huế – Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
D. TP Hồ CHí Minh, Huế – Đà Nẵng, Hà Nội

Câu 7: Phú Quốc trở thành một điểm du lịch hấp dẫn
A. Mặc dù chưa có sân bay quốc tế
B. Do được thiên nhiên ưu đãi và được đầu tưu mạnh
C. Vì có di sản văn hóa thế giới
D. Vì là một di sản thiên nhiên thế giới

Câu 8: Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá mạnh là do
A. Dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cao, trong khi sản xuất chưa phát triển
B. Kinh tế nước ta phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu trong nước
C. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
D. Phần lớn dân cư chỉ dùng hàng ngoại nhập, không dùng hàng trong nước

Câu 9: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 24, hãy cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là các quốc gia nào sau đây?
A. Ấn Độ, Nhật Bản, Canada.
B. Liên Bang Nga, Pháp, Hoa Kỳ.
C. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
D. Singapor, Ba Lan, Hàn Quốc.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây được cho là quan trọng nhất thúc đẩy du lịch nước ta phát triển?
A. Tình hình chính trị ổn định.
B. Tài nguyên du lịch phong phú.
C. Đời sống nhân dân được nâng cao.
D. Chất lượng phục vụ ngày càng tốt.

Câu 11: Tình trạng nhập siêu trong cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1995 – 2010 chủ yếu là do
A. Nền kinh tê đang trong giai đoạn đầu tư, đổi mới, tăng năng lực sản xuất
B. Nền kinh tế phát triển chậm, mặt hàng xuất khẩu ít và chất lượng kém, chủ yếu là hàng thô
C. Dân số đông, nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng rất lớn
D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế, thiều nguồn nhiên liệu cho sản xuất

Câu 12: Dựa vào biểu đồ xuất nhập khẩu hàng hoá qua các năm (Atlat ĐLVN trang 24), năm 2007 nước ta nhập siêu là bao nhiêu tỉ USD?
A. 5,2 tỉ USD.
B. 10,2 tỉ USD.
C. 14,2 tỉ USD.
D. 15,2 tỉ USD.

Câu 13: Ngành du lịch thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là nhờ
A. nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch.
B. quy hoạch các vùng du lịch.
C. phát triển các điểm du lịch.
D. chính sách Đổi mới của Nhà nước.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 24, hãy cho biết ở Tây Nguyên, tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người dưới 4 triệu đồng/người là
A. Kon Tum
B. Lâm Đồng.
C. Gia Lai.
D. Đắk Nông.

Câu 15: Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là :
A.Nhà nước.
B. Tập thể.
C. Tư nhân, cá thể.
D. Nước ngoài.

Câu 16: Đây không phải là đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới.
A.Đã hình thành hệ thống chợ có quy mô lớn bên cạnh hệ thống chợ quê.
B. Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá.
C. Hàng hoá ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên.
D. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân.

Câu 17: Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là :
A.Lương thực, thực phẩm.
B. Nguyên, nhiên vật liệu.
C. Máy móc thiết bị.
D. Hàng tiêu dùng.

Câu 18: Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:
A.khí hậu, nước, sinh vật, lễ hội.
B. di tích, lễ hội, làng nghề, ẩm thực.
C. địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
D. địa hình, di tích, lễ hội, sinh vật.

Câu 19: Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Câu 20: Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là:
A. Hoa Kì, Nhật Bản, Châu Phi.
B. Hoa Kì, Nhật Bản, Nam Phi.
C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
D. Hoa Kì, Trung Quốc, EU.

Câu 21: Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm :
A.Thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu.
B. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
D. Các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất.

Câu 22:Trong hoạt động về kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, quan trọng nhất là :
A.Hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu).
B. Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động.
C. Du lịch quốc tế và các hoạt động thu ngoại tệ khác.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 23: Trong những năm gần đây, cán cân ngoại thương của nước ta thay đổi theo hướng cân đối hơn, cụ thể là:
A. Giá trị nhập khẩu luôn cao hơn giá trị xuất khẩu
B. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu luôn bằng tốc độ tăng giá trị nhập khẩu
C. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá trị nhập khẩu
D. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm

Câu 24: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 24, trong giai đoạn 1995- 2007 tổng mức bản lẻ hàng háo và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước tăng lên gần:
A. 3,2 lần
B. 4,2 lần
C. 5,2 lần
D. 6,2 lần

Câu 25: Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu năm 2007 của nước ta ở Atlat địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất là
A. Công nghiệp nặng và khoáng sản
B. Nông, lâm sản
C. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
D. Thủy sản

Câu 26: Các thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của nước ta những năm gần đây là
A. Các nước châu Phi và Mĩ La tinh
B. Các nước ASEAN và châu Phi
C. Khu vực Tây Á và các nước ASEAN
D. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu

Câu 27: Căn cứ vào Atlat trang 25, hãy xác định các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là
A. Hà Nội, Huế, Đà Nẳng, Tp. Hồ Chí Minh.
B. Lạng Sơn, Hạ Long, Hải Phòng, Vinh
C. Quy Nhơn. Đà Lạt, Nha Trang, Buôn Ma Thuột.
D. Cần thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Tây Ninh.

Câu 28: Giai đoạn 1990 – 2005 , xuất khẩu nước ta
A. Liên tục có giá trị thấp hơn so với nhập khẩu
B. Có mặt hàng chủ lực là các sản phẩm chế biến và tinh chế
C. Đã có năm đạt giá trị cao hơn so với nhập khẩu ( xuất siêu)
D. Liên tục có giá trị cao hơn so với nhập khẩu

Câu 29: Ý nào dưới đây chưa chính xác khi nói về những biện pháp đồng bộ nhằm phát triển du lịch ền vững ở nước ta ?
A. Tăng cường tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
B. Tập trung tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của dân cư địa phương
C. Phát triển các cơ sở du lịch theo quy hoạch của Nhà nước
D. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng

Câu 30: Hồ nước tự nhiên trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta là
A. Dầu Tiếng
B. Hòa Bình
C. Ba Bể
D. Thác Bà

Câu 31: Nhân tố nào sau đây được cho là quan trọng nhất thúc đẩy du lịch nước ta phát triển?
A. Tình hình chính trị ổn định.
B. Tài nguyên du lịch phong phú.
C. Đời sống nhân dân được nâng cao.
D. Chất lượng phục vụ ngày càng tốt.

Câu 32: Hiện nay, thi trường buôn bán của nước ta được mở rộng
A. Theo hướng chú trọng đến các nước xã hội chủ nghĩa cũ
B. Theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa
C. Nhưng chưa có quan hệ với các nước Tây Âu
D. Nhưng chưa có quan hệ với các nước Mĩ La Tinh

Câu 33: Sự kiện nào sau đây ít ảnh hưởng đến ngoại thương nước ta ?
A. Cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) được thành lập
B. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) được kí kết
C. Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016
D. Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Xem thêm:
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp