Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Phần Địa lý Kinh Tế lớp 12
(Có đáp án)
Câu 1: Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng nông nghiệp?
A. 5 vùng
B. 4 vùng
C. 7 vùng
D. 8 vùng
Câu 2: Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động:
A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.
B. Giảm bớt tình trạng độc canh.
C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.
Câu 3: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 4: Loại hình trang trại có số lượng lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Trồng cây hằng năm.
B. Trồng cây lâu năm.
C. Chăn nuôi.
D. Nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 5: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập mặn hơn các vùng khác
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế – xã hội của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có mật độ dân số
B. Người dân có kinh nghiệm sau nả xuất lâm nghiệp
C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản
D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi
Câu 7: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là:
A. Trình độ thâm canh.
B. Điều kiện về địa hình.
C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.
D. Truyền thống sản xuất của dân cư.
Câu 9: Đây là điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:
A. Địa hình.
B. Đất đai.
C. Khí hậu.
D. Nguồn nước.
Câu 10: Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng:
A. Tăng cường tình trạng độc canh.
B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.
D. Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.
Câu 11: Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12: Ở nước ta hiện nay, vùng có hai khu vực sản xuất nông nghiệp có trình độ thâm canh đối lập nhau rõ nhất là:
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 13: Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 14: Vùng nông nghiệp nào dưới đây có hướng chuyên môn hoá là cây thực phẩm, các loại rau cao cấp, cây ăn quả?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 15: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 16: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 17: Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào sau đây ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 18: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 19: Hướng chuyên môn hoá các cây trồng: lạc, mía, thuốc lá, cà phê, cao su; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt; nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ là của vùng nông nghiệp
A. đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 20: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế – xã hội của vùng nông nghiệp Tây Nguyên?
A. Có mật độ dân số cao
B. Công nghệ chế biến phát triển mạnh
C. Có nhiều dân tộc ít người
D. Điều kiện giao thông rất khó khăn
Câu 21: Chuyên môn hóa cây chè ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào thế mạnh về
A. đất đỏ badan.
B. khí hậu cận nhiệt đới ở nơi cao trên 1000m.
C. sự phân hóa hai mùa mưa, khô rõ rệt.
D. địa hình có các cao nguyên badan rộng lớn.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế trang trại của nước ta?
A. Phát biểu từ kinh tế hộ gia đình.
B. Từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
C. Số lượng trang trại nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trong cơ cấu theo loại hình sản xuất, tỉ trọng trang trại chăn nuôi lớn nhất.
Câu 23: Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một tác động là :
A. Cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
B. Giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.
C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
D. Đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
Câu 24: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.
B. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
C. quỹ đất dành cho trồng cây công nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
D. độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa.
Câu 25: Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện:
A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Câu 26: Tây Nguyên không phải là vùng:
A. có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.
B. nhiều đất đỏ đá vôi và đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
C. khí hậu phân ra hai mùa mưa – khô rõ rệt.
D. thiếu nước về mùa khô.
Xem thêm:
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 18: Đô thị hóa
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 17: Lao động và việc làm
Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta