Home / Ôn Thi THPT / Ôn thi THPT môn Địa lý / Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta

Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta

Trắc nghiệm Địa lý 12 – Bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta
Phần Địa lý tự nhiên lớp 12
(Có đáp án)

Câu 1: Nhận định đúng nhất về tỉ lệ tăng dân số nước ta hiện nay:
A. Vẫn còn rất cao.
B. Giảm rất nhanh.
C. Giảm chậm và đi dần vào thể ổn định.
D. Tăng, giảm thất thường.

Câu 2: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ 3 sau
A. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.
B. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
D. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây hiện không còn đúng với dân số nước ta ?
A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
B. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
C. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng
D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm

Câu 4: Tháp dân số nước ta năm 2007 thuộc kiểu nào?
A. Tháp tuổi mở rộng.
B. Tháp tuổi bước đầu thu hẹp.
C. Tháp tuổi ổn định.
D. Tháp tuổi đang tiến tới ổn định.

Câu 5: Đồng bằng sông Hồng cómật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C. Giao thông thuận tiện.
D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Câu 6:Tình trạng di dân tự do trong những năm gần đây dẫn đến
A. Bổ sung nguồn lao động kịp thời cho các vùng thưa dân.
B. Suy giảm các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường,
C. Khai thác hiệu quả tài nguyên đất.
D. Phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước.

Câu 7: Miền núi và cao nguyên ở nước ta có mật độ dân số thấp là do
A. Kinh tế xã hội chưa phát triển.
B. Khí hậu phân hoá theo độ cao.
C. Thiếu tài nguyên cho sự phát triển công nghiệp.
D. Tài nguyên đất, nước bị hạn chế.

Câu 8: Cần giảm tỉ lệ tăng dân sốở nước ta là vì
A. Kinh tế chưa phát triển.
B. Phân bố dân cư không đều.
C. Kết cấu dân số trẻ và dân số đông.
D. Nhiều thành phần dân tộc.

Câu 9: Nhận định không chính xác về nguyên nhân dân cư nước ta tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh.
D. Lối sống văn minh đô thị.

Câu 10: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ

Câu 11: Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng già đi là do
A. Tỉ suất sinh giảm.
B. Tuổi thọ trung bình tăng.
C. Kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình và chất lượng cuộc sống nâng cao.
D. Số người trong độ tuổi lao động tăng.

Câu 12: Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư nước ta là do
A. Điều kiện tự nhiên.
B. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
C. Chuyển cư.
D. Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

Câu 13: Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do
A. Quy mô dân số giảm
B. Dân số có xu hướng già hóa
C. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm

Câu 14: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên

Câu 15: Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng
A. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm
B. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng
C. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng
D. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm

Câu 16: Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do
A. Lịch sử định cư của các dân tộc mang lại
B. Các dân tộc có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau
C. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng
D. Trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau

Câu 17: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rấ lớn đến
A. Việc sử dụng lao động
B. Mức gia tăng dân số
C. Tốc độ đô thị hóa
D. Quy mô dân số của đất nước

Câu 18: Hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở nước ta là
A. Thừa lao động, thiếu việc làm, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật hạn chế
B. Sức ép đối với kinh tế xã hội, môi trường.
C. Đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
D. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng.

Câu 19: Nguyên nhân lớn nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện
A. Công tác kế hoạch hóa gia đình
B. Việc giáo dục dân số
C. Pháp lệnh dân số
D. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

Câu 20: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm:
A. Giảm GDP bình quân đầu người
B. Cạn kiệt tài nguyên
C. Ô nhiễm môi trường
D. Giảm tốc độ phát triển kinh tế

Câu 21: Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua
A. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
C. Cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế
D. Cơ cấu dân số theo giới tính

Câu 22: Hiện tượng bùng nổ dân số nước ta xảy ra bắt đầu vào thời kì
A. 1930-1945.
B.1954 – 1960.
C. 1965 – 1975.
D. 1980 – 1990.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số ( năm 2007) ở mức
A. Dưới 100 người/km2
B. Từ 101 – 200người/km2
C. Từ 201 – 500 người/km2
D. Trên 500 người/km2

Câu 24: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở
A. Dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia
B. Dải ven biển
C. Dải ven sông Tiền, sông Hậu
D. Vùng bán đảo Cà Mau

Câu 25: Nguyên nhân dẫn đến giảm tỉ lệ gia tăng dân số nước ta hiện nay.
A. Mức sống ngày càng được cải thiện.
B. Công tác y tế có nhiều tiến bộ.
C. Kinh tế ngày càng phát triển.
D. Kết quả của việc triển khai cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình

Câu 26: Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh
A. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng với tốc độ cao
C. Quy mô dân số hiện nay lớn hơn trước đây và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao
D. Hiệu quả của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa cao.

Câu 27: Năm 2005 diện tích nước ta là 331 212 km2, dân số là 83120 nghìn người. Mật độ dân sốtrung bình của nước ta
A. 250 người/km2.
B. 251 người/km2.
C. 252 người km2.
D. 253 ngưòi /km2.

Câu 28: Dân số năm 2004 của nước ta là 81,96 triệu người, năm 2005 là 83,12 triệu người, thì tốc độ tăng dân số nước ta là
A. 1,38%.
B. 1,45%.
C. 1,42%.
D. 1,28%.

Câu 29: Dân số nước ta năm 2003 là 80,9 triệu người, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 1,32%, thì dân số năm 2004 là
A. 81,96 triệu người.
C. 81,86 triệu người.
B. 81,76 triệu người.
D. 81,66 triệu người.

Câu 30: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?
A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế – xã hội
B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường
C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn
D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội

Câu 31: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất nhiều đến
A. mức gia tăng dân số
B. Truyền thống sản xuất,văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc
C. Cơ cấu dân số
D. Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên

Câu 32: Nguyên nhân không dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số cùa I nưổc ta vào đầu thập kỉ 50, trong thếkỉ XX là
A. Mức sống được cải thiện.
B. Tâm lí phong kiến “Nhà đông con là nhà có phúc”
C. Quy luật phát triển dân số bù sau chiến tranh.
D. Nền kinh tế cần nhiều lao động để phát triển.

Câu 33: Với tốc độ tăng dân số hiện nay, mỗi năm dân số nước ta tăng
A. Gần 1 triệu người.
C. Từ 1,5 triệu người.
B. Từ 1,3 triệu người.
D. Hơn 1 triệu người.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi bên giới phía tây
B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh
C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2
D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

Câu 35: Chọn ý đúng nhất trong các ý sau đây thể hiện sức ép dân số đến
A. Chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, ổn định chính trị.
B. Tài nguyên môi trường, an ninh lương thực, quốc phòng.
C. Chất lương cuộc sống, tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế.
D. Lao động viêc làm, tài nguyên môi trường, phát triền kinh tế.

Câu 36: Đặc điểm nổi bật về dân cư của Đồng bằng sông Hồng là
A. mật độ dân số cao nhất nước ta.
B. mật độ dân số thấp nhất nước ta.
C. dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn
D. tỉ lệ dân số thành thị cao hơn dân nông thôn.

Câu 37: Vùng có mật đô dân số thấp nhất hiện nay của nước ta là:
A. Tây Bắc.
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.

Câu 38: Đặc điểm nào không đúng với dân cư, dân tộc ở nước ta?
A. Các dân tộc luôn phát huy truyền thống sản xuất.
B. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau.
C. Chất lượng đời sống của các dân tộc ít người đã ở mức cao.
D. Sự phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng còn chênh lệch.