Chiếc thuyền ngoài xa
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Tóm tắt 1:
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.
Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp . . . Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.)
Tóm tắt 2:
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Anh được trưởng phòng phân công xuống vùng biển để chụp một bức ảnh cảnh biển buổi sáng. Anh quan sát và chụp được một cảnh “đắt” trời cho. Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và rất đẹp. Phùng rất xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình. Anh liên tưởng tới câu nói của ai đó “ bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
Ngay lúc ấy Phùng thấy mũi thuyền tiến thẳng vào bờ. Một người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền. Người đàn bà cao lớn, đường nét thô kệch, mệt mỏi sau một đêm kéo lưới. Người đàn ông có tấm lưng rộng và cong như chiếc thuyền, hai con mắt dữ tợn. Hắn hùng hổ rút chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà. Người đàn bà cam chịu, nín lặng. Lúc ấy, thằng Phác – con của hai vợ chồng hàng chài- Lo đến giằng chiếc thắt lưng trên tay bố và đánh mạnh vào ngực bố nó. Người đàn ông thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát.
Hôm sau, Phùng chứng kiến cảnh tượng tương tự. Chỉ khác là chị thằng Phác đã giằng được con dao mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể chịu được Phùng đã xông vào can ngăn người đàn ông. Lão đánh trả, Phùng bị thương phải đưa vào bệnh xá của tòa án huyện.
Tại đây, anh được biết cảnh ngộ của người đàng bà hàng chài qua lời tâm sự của chị.Anh ngạc nhiên và thực sự cảm thông. Anh ngạc nhiên vì người đàn bà không nghe theo cách giải quyết ban đầu của Đẩu (chánh án) là khuyên người đàn bà li dị. Về sau, khi nghe người đàn bà tâm sự anh và Đẩu mới “vỡ lẽ”, cả hai hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của gia đình hàng chài. Cuối truyện, Đẩu đi gặp người đàn ông đánh vợ còn Phùng xuống chỗ đóng thuyền gặp thằng Phác. Sau đó Phùng trở về phòng văn hóa, suy nghĩ về bức ảnh chụp được in trong bộ lịch.